MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giảng viên Harvard: Dù không đi đến một thoả thuận chung, nhưng Mỹ và Triều Tiên vẫn gặt hái được những thành công nhất định

03-03-2019 - 19:10 PM | Tài chính quốc tế

Dù không có một thỏa thuận cuối cùng nhưng cả ông Trump và ông Kim đều đạt được những tiến bộ không thể phủ nhận.

Dù trước khi bước vào bàn đàm phán, Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong Un đều rất lạc quan về triển vọng của hội nghị thượng đỉnh. Tuy nhiên, sau khi kết thúc cuộc họp, hai nhà lãnh đạo lại không thể đi tới một thoả thuận chung.

Có lẽ, đàm phán về một vấn đề phức tạp như phi hạt nhân hoá là điều chưa bao giờ dễ dàng. Ông Kim tiến đến bàn đàm phán với hy vọng những lệnh trừng phạt sẽ được nới lỏng, còn ông Trump lại mong muốn Triều Tiên sẽ phi hạt nhân hoá hoàn toàn. Dù cuộc họp kết thúc một cách bất ngờ, nhưng hai bên vẫn rất lạc quan về những triển vọng trong tương lại, về những lần gặp mặt vẫn sẽ tiếp tục diễn ra, đặc biệt là sự tiến triển rõ rệt trong quan hệ ngoại giao của hai nước.

Những bước tiến đáng kể từ phía Triều Tiên

Có thể thấy, ông Kim đã có những bước đi mạnh mẽ, để lại dấu ấn cực kỳ đặc biệt với không chỉ người dân Triều Tiên mà còn cả cộng động thế giới. Nhà lãnh đạo Triều Tiên đã thuyết phục được Tổng thống Mỹ đến châu Á chỉ trong chưa đầy 9 tháng. Dù kết quả của cuộc họp ở Hà Nội là sự tiếc nuối cho nhiều người, nhưng ông Trump vẫn dành rất nhiều lời khen ngợi cho nhà lãnh đạo Triều Tiên, nhấn mạnh rằng hội nghị thượng đỉnh lần này có bầu không khí rất thân thiện và mang tính xây dựng cao. Điều quan trọng hơn, đó là ông Trump tiếp tục mở rộng cánh cửa dành cho các cuộc đàm phán trong tương lai.

Giảng viên Harvard: Dù không đi đến một thoả thuận chung, nhưng Mỹ và Triều Tiên vẫn gặt hái được những thành công nhất định - Ảnh 1.

Hành động đầy thân thiện của chủ tịch Kim Jong Un khi tới Việt Nam

Tổng thống Mỹ nhấn mạnh ông Kim sẽ tiếp tục tạm ngừng việc thử nghiệm tên lửa đạn đạo và hạt nhân, vì vậy việc không đi đến một thoả thuận chung không nhất thiết có nghĩa là hai bên phải ngay lập tức quay trở lại tình trạng thù ghét nhau như trước.

Trong cuộc họp báo diễn ra chưa đầy 2 ngày sau hội nghị thượng đỉnh lần 2, ông Trump còn cho biết rằng những cuộc tập trận quân sự của Mỹ với Hàn Quốc là rất tốn kém và không hoàn toàn cần thiết. Vì vậy, các cuộc tập trận lớn giữa Mỹ và Hàn Quốc đang dần giảm bớt, như là một phần nỗ lực của chính quyền Trump trong việc làm dịu những căng thẳng với Triều Tiên. Những cuộc tập trận quy mô lớn là Key Resolve (Giải pháp Then chốt) và Foal Eagle (Đại bàng Non) sẽ được thay thế bằng những cuộc tập trận quy mô nhỏ.

Dù những cuộc đàm phán của ông với Washington kết thúc mà chưa đạt được kết quả như mong muốn, nhưng ông Kim cũng xoá bỏ được những ý kiến trái chiều về các nhà lãnh đạo của Triều Tiên, vốn được coi là khó đoán và không cởi mở, kể từ những thành công đáng kinh ngạc của hội nghị tại Singapore hồi năm ngoái và những tiến bộ đáng kể trong quan hệ ngoại giao của Triều Tiên với Hàn Quốc và Trung Quốc. Hơn nữa, hội nghị kết thúc trong một không khí thân thiện, không nóng nảy, hai bên không dành cho nhau những lời nói nặng nề, cũng góp phần nâng cao hình ảnh của ông Kim với cộng đồng thế giới.

Chuyên gia nói gì?

Richard Fenning, CEO của công ty tư vấn Control Risks, nhận định: "Cộng đồng quốc tế sẽ nhìn nhận và cho rằng không có quá nhiều điều diễn ra tại hội nghị lần này, nhưng nếu bạn quan sát các chương trình nghị sự trong nước của cả ông Trump và ông Kim, thì chắc chắn sẽ thấy những bước tiến không thể phủ nhận."

Sau cuộc gặp lịch sử tại Singapore hồi tháng 6 năm ngoái, những vấn đề chính vẫn tiếp tục là chủ đề thảo luận trong sự kiện lần này, đó là: phi hạt nhân hoá trên bán đảo Triều Tiên và các lệnh trừng phạt đối với Bình Nhưỡng gây ra nhiều tổn thất cho nền kinh tế nước này.

Dù nhiều chuyên gia cho biết họ không đặt kỳ vọng quá cao vào hội nghị thượng đỉnh lần hai, nhưng John Park, một trợ giảng tại Trường Harvard Kennedy, lại cho rằng những gì có thể trở nên nổi bật là một "bức tranh về một thoả thuận", kế hoạch cho một văn phòng của Mỹ được đặt tại Triều Tiên và giao lưu văn hoá. Ông nói thêm, hai nhà lãnh đạo có thể đang có chung "một kế hoạch" trong bối cảnh kết thúc chiến tranh giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Điều này có thể mang đến "tâm lý đôi bên cùng có lợi cho cả hai phía, và từ đó họ sẽ thảo luận về nhiều kế hoạch chi tiết."

Giảng viên Harvard: Dù không đi đến một thoả thuận chung, nhưng Mỹ và Triều Tiên vẫn gặt hái được những thành công nhất định - Ảnh 2.

Ông Trump tiết lộ về bầu không khí của cuộc họp, dù kết thúc bất ngờ nhưng bầu không khí lại rất thân thiện, không ai ra về với sự giận dữ.

Các chuyên gia cũng cho biết "chiến thuật" trên có thể tạo tiền đề cho các cuộc họp cũng như hội nghị trong tương lai. Fenning nhận định: "Tổng thống Trump sẽ tuyên bố đây là một thành công lớn, ông sẽ không bao giờ cho rằng đây chỉ là một nửa của sự thành công dù bất cứ điều gì xảy ra."

Dù các cuộc thảo luận của hai nhà lãnh đạo không được tiết lộ một cách chi tiết, nhưng ông Trump có thể chỉ ra rằng "lần đối thoại này khả quan hơn nhiều so với những gì đã diễn ra trước đây." Tổng thống Trump cũng có thể sẽ nhận được nhiều lời khen ngợi từ cộng đồng quốc tế dù phải đối mặt với nhiều vấn đề ở quê nhà. Một số thách thức mà ông đang gặp phải đó là: vấn đề tài trợ cho bức tường biên giới, những cuộc điều tra về việc Nga can thiệp vào chiến dịch bầu cử năm 2016 và các cuộc đàm phán với Trung Quốc về mâu thuẫn thương mại.

Fenning cho hay: "Khi giải quyết những thách thức này, ông ấy có thể "đóng vai" một chính khách quốc tế, người có sức ảnh hưởng và điều đó thực sự hiệu quả đối với những cuộc đàm phán của ông ấy với Trung Quốc."

Hương Giang

Tổng hợp

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên