Giáo sư chê thói quen từ chối nhận tiền thừa của giới trẻ: Quá lẻ nên thấy xấu hổ để lấy lại?
Tiền rất quan trọng, nhưng thái độ đối với đồng tiền còn quan trọng hơn. Điều đó không chỉ hình thành nên một sự nghiệp mà nó còn hình thành nên cả một nhân cách.
- 08-10-20221 tố chất cực quý của CEO Tim Cook, ai muốn đi xa cũng có thể học hỏi
- 07-10-20225 năm làm đủ vị trí ở Microsoft, chàng trai đổi được 5 bài học vô giá để sự nghiệp lên như "diều gặp gió"
- 06-10-20224 thói quen ăn sáng gây hại cho đường huyết, tăng các biến chứng bệnh tiểu đường
- 04-10-20224 thói quen xấu cần thay đổi để có cuộc sống tốt đẹp hơn
- 04-10-2022Nghiên cứu của Đại học Harvard với hơn 110.000 người: Tuân thủ 4 thói quen sau tuổi 50 bạn sẽ sống thọ hơn
Xấu hổ vì... nhận tiền thừa
Nhiều thanh thiếu niên Hàn Quốc có thói quen từ chối nhận tiền thừa khi thanh toán phí sử dụng các phương tiện giao thông công cộng vì không muốn bị xấu hổ.
Lee, 15 tuổi, hầu như chưa bao giờ lấy tiền lẻ trả lại khi mua vé xe buýt. Cô nói: "Một túi snack ở cửa hàng tiện lợi có giá hơn 1.000 won và tôi nghĩ lấy lại tiền lẻ cũng chẳng để làm gì khi chưa đến vài trăm won. Khi có những người đứng đợi sau tôi để lên xe buýt, tôi thậm chí còn cảm thấy xấu hổ nếu đứng lại nhận tiền lẻ. Vì vậy, nó giống như tôi đang trả thêm chút tiền để tránh bị bối rối".
Yoo, 15 tuổi cũng cho biết: "Khi tôi ngồi vào chỗ, tiền xu lẻ sẽ gây tiếng động ồn ào. Vì vậy, tôi quan tâm tới việc nhận tiền thừa để làm gì?".
Giới trẻ Hàn từ chối nhận tiền thừa khi đi xe công cộng. Ảnh: Seoul Guide
Tại Hàn Quốc, với sự phổ biến của thẻ giao thông trả trước, nhiều thanh thiếu niên thậm chí không biết chính xác giá vé xe buýt và không mong đợi nhận tiền thừa.
"Nhiều người trả 1.000 won và thậm chí không thèm lấy 450 won tiền thừa", một tài xế xe bus cho hay.
Theo nhiều chuyên gia, sự phổ biến của cuộc sống năng động trong giới trẻ và sự sụt giảm giá trị của tiền xu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Tuy một số người trẻ Hàn Quốc không muốn lấy tiền thừa khi mua vé giao thông công cộng vì xấu hổ, vẫn có một bộ phận người trẻ cố gắng tiết kiệm từng chút trong bối cảnh lạm phát, bão giá.
Tháng 7, thử thách không tiêu tiền trên Instagram từng được nhiều bạn trẻ hưởng ứng với hơn 3.290 hashtag liên quan như "không chi tiêu", "thách thức không tiêu tiền" và "ngày không chi tiêu". Thử thách kéo dài từ vài ngày đến nửa tháng. Nhiều người thực hiện thử thách này bằng cách hạn chế ra đường, không đi đến tiệm cà phê lẫn ăn uống ngoài hàng như thói quen trước đây và tự nấu nướng.
Giá trị của những đồng tiền lẻ
Lee Eun-hee, giáo sư khoa học tiêu dùng tại Đại học Inha, cho biết: "Nhiều người không mấy bận tâm đến chút tiền lẻ nhưng họ nên biết rằng tích tiểu thành đại".
Tiền rất quan trọng, nhưng thái độ đối với đồng tiền còn quan trọng hơn. Điều đó không chỉ hình thành nên một sự nghiệp mà nó còn hình thành nên cả một nhân cách.
Từng có câu chuyện rất thú vị về giá trị của đồng tiền lẻ gây bão trên cộng đồng mạng.
Một nhân viên đếm tiền xu tại một cửa hàng tiện lợi. Ảnh: Yonhap
"Một ngày nọ, tờ tiền 1.000 đồng và tờ tiền 500.000 đồng gặp lại nhau. Tờ 1.000 đồng hỏi:
- Lâu lắm không gặp cậu, cậu đi đâu vậy?
Tờ 500.000 đồng kiêu hãnh trả lời:
- Tớ lang thang mấy sòng bạc, chu du trên biển, dự những trận bóng đá, vào ra vài quán bar, vũ trường… mấy thứ đại loại như vậy. Còn cậu đi đâu vậy?
Tờ 1.000 đồng mỉm cười:
- Tớ đi đến những mảnh đời bất hạnh cậu ạ.''
Chỉ là một câu chuyện ngắn được nhân cách hóa cho hai tờ tiền mệnh giá khác nhau, nhưng thông điệp được truyền tải lại mang ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc. Tờ 1000 đồng tuy giá trị nhỏ hơn 500 nghìn đồng nhiều lần nhưng chúng chẳng hề vô dụng chút nào. Và dù cho nó có bị nhàu nát, bị người ta khinh rẻ hay nói những điều tệ hại về nó, thì giá trị của tờ 1.000 đồng vẫn còn nguyên.
Những đồng tiền mệnh giá to được tạo thành từ đồng bạc lẻ. Trên thế giới, đã từng có người chở cả bao tải tiền xu để mua một chiếc xe SUV. Tích tiểu thành đại, tinh thần tiết kiệm và vun đắp cho tương lai được hình thành cùng những đồng tiền lẻ.
Với những người làm ăn chân chính thì tiền là biểu hiện của công sức lao động. Phí phạm tiền bạc cũng là phí phạm công sức lao động. Bởi vậy, rất nhiều tỷ phú trên thế giới đều dạy con cái phải biết quý trọng đồng tiền kiếm được bằng sức lao động của mình và trả công sòng phẳng cho con khi "thuê" chúng làm những công việc vừa với sức vóc và lứa tuổi.
Con trai Warren Buffett không hề biết gia đình mình là tỷ phú
Nhà đồng sáng lập "gã khổng lồ" công nghệ Microsoft - Bill Gates cho rằng, con cái không nên trông chờ vào tài sản thừa kế. Mặc dù vô cùng bận rộn nhưng Bill Gates luôn dành thời gian đón con và luôn tôn trọng mọi ý tưởng của con. Song, ông lại rất khắt khe với con cái về tiền bạc và từng tuyên bố sẽ không để lại nhiều tài sản cho con. Bill Gates tiết lộ sẽ chỉ cho các con một khoảng tiền không quá lớn để tự khởi nghiệp bởi ông quan niệm rằng, việc để lại toàn bộ tài sản sẽ khiến các con mất động lực làm việc và đóng góp cho xã hội.
Peter Buffett - con trai của Warren Buffett cho biết, anh có cuộc sống hết sức giản dị như bao người khác.
Peter trước đó không biết gì về tiền bạc cũng như sự nghiệp của người cha giàu kếch xù, thuộc top giàu nhất thế giới. Gia đình tỷ phú Warren Buffett luôn duy trì lối sống giản dị và tiết kiệm. "Hồi nhỏ tôi vẫn tự đi bộ đến trường và học trường công như các bạn bè cùng trang lứa", Peter nói.
Đồng tiền chân chính không bao giờ dễ dàng kiếm được. Vì thế, người giàu lên bằng mồ hôi nước mắt và trí tuệ, đa số đều rất nâng niu trân trọng từng đồng tiền lẻ.
Từ đồng tiền lẻ, cho thấy cách bạn trân trọng giá trị của cải vật chất, giá trị của sức lao động của mình và người khác như thế nào. Coi thường, hắt hủi tiền lẻ cũng là thể hiện sự coi thường với những người sở hữu các đồng tiền đó.
Vậy đấy, tiền lẻ không hề nhỏ mọn. Chỉ có những tư cách mọn làm xấu đồng tiền!
Nguồn: Koreabiz Wire, Business Insider
Phụ nữ Việt Nam