Giáo sư Đại học Harvard khuyên nếu muốn biết con mình thông minh hay không, cha mẹ hãy nhìn vào 3 điểm "ngược đời" sau đây
Trong mắt cha mẹ, những đứa trẻ thông minh luôn có thành tích học tập xuất sắc. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, điều này chưa chắc đã đúng.
- 07-10-2020Con vào lớp 1: Tưởng tự dạy con học bài mỗi tối là tốt, ai ngờ Tiến sĩ giáo dục chỉ ra loạt tai hại
- 03-10-2020Phải dạy con đánh lại hay im lặng khi bị bạn bắt nạt? - Đây là cách xử lý thông minh mà cha mẹ nên làm để giúp con
- 01-10-2020Nhà báo Hoàng Nguyên Vũ: "Làm ơn, về nhà vứt cái điện thoại xuống để quan tâm và dạy dỗ con cái"
Gia Bảo năm nay bước vào lớp 1 và mẹ của cậu bé cảm thấy lo lắng về việc học hành của con. Mặc dù cô giáo không giao nhiều bài tập về nhà, nhưng hôm nào Gia Bảo cũng phải làm rất nhiều bài do không kịp làm trên lớp. Trong khi kèm con học, bà mẹ này nhận thấy rằng nguyên nhân là do Gia Bảo không chú tâm vào bài học, không tập trung khi làm bài.
Chính vì điều này đã làm dấy lên trong lòng mẹ Gia Bảo một nỗi hoài nghi: "Chẳng lẽ con mình không thông minh sao? Mình và bố nó đều học giỏi cơ mà, tại sao Gia Bảo lại có vẻ ngốc nghếch như thế?".
Có lẽ đọc đến đây, nhiều phụ huynh sẽ giật mình vì "sao giống con mình thế?". Trong mắt cha mẹ, những đứa trẻ thông minh luôn là những đứa trẻ có thành tích học tập xuất sắc. Và việc con không tập trung trong khi học là một dấu hiệu cho thấy chỉ số thông minh IQ của con thấp.
Khi con đang tập trung làm việc gì đó, con thường không quan tâm đến môi trường xung quanh (Ảnh minh họa).
Tuy nhiên, giáo sư David Perkins – làm việc tại trường Đại học Harvard (Mỹ) lại tin rằng trí thông minh của trẻ em không thể hiện qua điểm số mà nằm ở tư duy linh hoạt và hành động nhanh nhạy của trẻ. Vì dưới góc độ phát triển của trí não, những đứa trẻ có tư duy linh hoạt thường sẽ có phản ứng chậm vì não của bé rất bận rộn để làm nhiều việc, dẫn đến kết quả học tập sẽ không được tốt như cha mẹ mong đợi.
Song, nếu nhìn thấy con mình có 3 đặc điểm này thì cha mẹ nên vui mừng vì chắc chắn con của bạn có chỉ số IQ cao.
1. Không quan tâm đến môi trường xung quanh khi đang tập trung làm việc gì đó
Những đứa trẻ thông minh luôn có ý thức tách mình khỏi các kích thích từ môi trường bên ngoài. Quá trình này đòi hỏi não bộ phải phát triển ở mức độ cao. Nói một cách dễ hiểu, khi trẻ đang tập trung làm việc gì đó, con thường không quan tâm đến môi trường xung quanh. Chẳng hạn như trẻ đang chăm chú xếp lego thì cha mẹ có gọi mỏi miệng con cũng không trả lời, bởi thật ra trí não của con đang tập trung toàn lực vào trò chơi nên không nghe cha mẹ gọi.
Vì thế, khi con đang học bài mà bạn cứ liên tục chỉ tay vào sửa sai, những đứa trẻ thông minh sẽ phản ứng chậm. Điều này khiến cho cha mẹ hiểu lầm là con mình ngốc nghếch, đần độn hay "chậm tiêu". Song, giáo sư David Perkins lý giải rằng khi đó não của trẻ đang hoạt động với tốc độ nhanh trong những suy nghĩ của mình, nên con sẽ phản ứng chậm với những câu nói của cha mẹ.
2. Thường mở tung các món đồ chơi ra để xem bên trong có gì
Chắc hẳn cha mẹ nào cũng cảm thấy mệt mỏi khi con cứ liên tục phá hỏng các đồ chơi và mọi thứ trong nhà. Bất cứ thứ gì rơi vào tay con thì đều bị con đập vỡ, hoặc lấy tuốc nơ vít xoáy ốc mở tung ra. Hỏi thì trẻ bảo "con muốn xem bên trong đó có gì không".
Thế nhưng, cha mẹ khoan hãy tức giận, ngược lại, bạn nên mừng vì con bạn chính là một người có chỉ số IQ cao. Việc phá phách như thế này cho thấy trẻ rất tò mò và có tinh thần khám phá cao. Đây đều là những tố chất của người thành công. Từ góc độ này, chúng ta thấy những đứa trẻ thường xuyên gây rối thường thông mình hơn những đứa trẻ ngoan ngoãn.
3. Thích ngẩn ngơ
Trong mắt người lớn, những đứa trẻ thích ngẩn ngơ là những đứa trẻ ngớ ngẩn. Nhưng giáo sư David Perkins lại nói rằng sự ngẩn ngơ đó của trẻ rất có thể là vì trẻ đang bận suy nghĩ.
Bởi vì còn nhỏ nên trẻ không thể suy nghĩ trong khi tay vẫn đang làm việc như người lớn được. Vậy nên, con mới ngồi ngẩn ra để tập trung vào suy nghĩ của mình. Việc này giúp con có nhiều không gian và cơ hội để mở rộng những ý tưởng của mình, đồng thời giúp não bộ phát triển phức tạp và đa dạng hơn.
Nói tóm lại, để đánh giá con mình có thông minh hay không, cha mẹ không nên chỉ chăm chăm nhìn vào điểm số. Thay vào đó, bạn hãy dựa vào 3 điểm "lạ đời" ở trên để đánh giá con. Và trên đời này không có đứa trẻ nào ngu ngốc cả, chỉ là người lớn chúng ta chưa phát hiện ra được điểm mạnh của con mà thôi.
Pháp luật và Bạn đọc