MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giáo sư Harvard đưa ra 4 lời khuyên cho công nghiệp Việt Nam ứng phó với sự thay đổi của Hoa Kỳ và Trung Quốc

Đối với các chính sách thương mại đầy bất ổn và có xu hướng bảo hộ của tổng thống Trump, ông David Dapice (Giáo sư Đại học Harvard, Hoa Kỳ) cho rằng Việt Nam cần luôn ở tâm thế sẵn sàng đàm phán với Mỹ một hiệp định thương mại tự do song phương giống như Singapore và Hàn Quốc từng làm. Còn với Trung Quốc, chiến lược lại khác.

Giáo sư David Dapice là chuyên gia hàng đầu về kinh tế phát triển ở Đông Nam Á, ông nghiên cứu chuyên sâu về Indonesia, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Ông từng là cố vấn trưởng cho Bộ Tài chính Indonesia khi đất nước này đang tăng trưởng nhanh chóng.

Vị giáo sư của đại học Harvard đưa ra nhận định của mình trong bài tham luận tại Hội thảo khoa học quốc tế về chính sách công nghiệp quốc gia Việt Nam mới diễn ra.

Đối với TPP, Việt Nam không nên cố gắng đi trước nhưng…

Dưới góc nhìn của Việt Nam, cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ không được như mong đợi. Ông Trump sau khi nhận chức đã hủy hiệp định TPP (Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương), một công trình mà cựu tổng thống Obama đã ra sức thúc đẩy, tuy nhiên hành động này gặp phải nhiều phản đối của Quốc Hội. Nền công nghiệp Việt Nam vẫn sẽ được hưởng lợi từ TPP. Vậy điều gì nên được triển khai?

Theo Giáo sư David Dapice, việc đầu tiên là tập trung vào những hoạch định trong kế hoạch công nghiệp - đưa ngành công nghiệp trong nước có khả năng và sức cạnh tranh cao hơn. Dù xảy ra bất cứ biến động nào thì điều đó vẫn cho phép nhiều khả năng phục hồi và khả năng ứng phó với những cú sốc cao hơn.

Việc thứ hai, đó là phải quan sát xem liệu rằng Nhật Bản và Úc có muốn tiếp tục thúc đẩy TPP nữa không nếu không có sự tham gia của Mỹ. Việt Nam không nên cố gắng đi trước, nhưng nếu những người khác dẫn đầu thì có thể hỗ trợ. Nếu như hiệp định TPP vẫn được triển khai theo lộ trình thì có thể sẽ khiến Mỹ lo lắng và phải xem xét lại. Có lẽ đây là cách sẽ khiến Mỹ nhận định lại lợi ích của hiệp định này.

Thứ ba là cần sẵn sàng đàm phán với Mỹ một hiệp định thương mại tự do song phương giống như Singapore và Hàn Quốc đã từng làm. Nhìn chung, những hiệp định song phương thường không hiệu quả như các hiệp định đa phương nhưng có vẫn tốt hơn là không làm gì cả. Nếu có cơ hội để đàm phán, nhiều lợi ích tiềm năng của TPP có thể được thấy rõ trong hiệp ước song phương. Một hiệp ước như vậy sẽ giúp Việt Nam đối phó với các biện pháp phòng vệ. Nếu Tổng thống Trump có hướng đối đầu với Trung Quốc thì Việt Nam thậm chí có thể được hưởng lợi do một số ngành công nghiệp xuất khẩu của họ có thể phải chuyển dịch về Việt Nam.

Điều thứ tư cần làm là thăm dò động thái của Trung Quốc. Họ đang thúc đẩy một khối thương mại trên nền tảng Trung Quốc. Việt Nam không nên dẫn đầu trong vấn đề này nhưng cũng không nên ngăn chặn bước tiến của nó. Thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đã lớn và sẽ phát triển trong mọi trường hợp. Đảm bảo tiếp cận thị trường không phải là một điều xấu, miễn là có lợi ích ròng cho Việt Nam.

Việt Nam có nhiều lợi thế hơn so với Trung Quốc

Khi so sánh bối cảnh phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam với Trung Quốc Giáo sư David Dapice cho rằng Việt Nam có rất nhiều điểm thuận lợi rõ rệt hơn. Việt Nam sử dụng ngôn ngữ hệ Alphabet nên dễ dàng chuyển ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh hoặc ngược lại. Không có Great Firewall (tường lửa vĩ đại) và cho phép sử dụng texbook nước ngoài.

Ngoài ra Việt Nam còn có rất đông công dân sinh sống tại nước ngoài và đó là nguồn mang lại kiến thức kỹ thuật quan trọng. Tại Thung lũng Silicon, rất nhiều người Việt Nam có địa vị cao. Tầm quan trọng của thương mại và FDI trong nền kinh tế cao hơn nhiều so với Trung Quốc. “Nếu Việt Nam có thể cải tiến các điều luật và cơ chế chính sách thì những lợi thế sẵn có này có thể “ra tiền” và đẩy mạnh thay đổi kỹ thuật của công nghiệp Việt Nam”, Giáo sư Havard nhận xét.

Theo Linh Bùi

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên