Giáo sư Harvard nói cha mẹ không cần giàu vẫn có thể nuôi dạy con thành “tỷ phú” tương lai
Giáo dục con là công việc khó nhất trong cuộc đời những người làm cha, làm mẹ.
- 20-10-20223 câu nói bất hủ của 'đại gian hùng' Tào Tháo sau 2000 năm vẫn nguyên giá trị, giúp hậu thế làm nên đại sự
- 20-10-2022Không phải IQ, EQ, đây mới thực sự là trí thông minh tạo đòn bảy thành công: Kẻ mạnh là kẻ biết nhìn vào chính những gì mình đang có để khai phá
- 20-10-2022Ái nữ xinh đẹp với tham vọng xây dựng đế chế riêng: “Doanh nhân giỏi phải biết tận dụng tối đa các mối quan hệ"
- 20-10-2022Ngô Thùy Anh - Forbes Under 30 2022: "Tôi không muốn là một 'cỗ máy kiếm tiền' mãi trống rỗng"
- 19-10-2022Cuộc sống tủi hờn khi làm dâu hào môn của Vương Diễm - Hoàn châu cách cách: Mẹ chồng coi như người làm, chưa từng sống với chồng một ngày sau 20 năm kết hôn, con trai ghét mẹ đến năm 10 tuổi
- 19-10-2022Cuộc sống đổi khác của hai ngôi sao nhí 'Tân Ô Long Viện': Bỏ nghề diễn xuất, một người đi bán hàng livestream, người còn lại về làm đại gia buôn đất
Giáo sư Ronald Is F. Ferguson của trường Đại học Harvard tin rằng để nuôi dạy con thành tài, cha mẹ không cần phải giàu có hay quyền lực. Điều duy nhất các bậc phụ huynh cần làm đó là thể hiện đúng vai trò trước mặt con.
Là một giáo sư đại học, Ferguson đã được tiếp xúc với nhiều sinh viên ưu tú trên khắp thế giới. Trước đó, ông luôn tò mò không hiểu tại sao những người này lại có thể tài năng và xuất sắc đến vậy.
Để tìm ra câu trả lời, ông đã tiến hành một cuộc nghiên cứu về các sinh viên có thành tích xuất sắc và đưa ra kết luận. Giáo sư Ferguson nhận ra các gia đình có cha mẹ đảm nhận được 8 vai trò dưới đây thì con cái dễ thành tài.
1. Người đồng hành
Cha mẹ nên đóng vai người đi kèm trước khi con bước vào cổng trường và khơi dậy hứng thú học tập của con. Giáo sư Ferguson coi đây là vai trò quan trọng nhất trong 8 vị trí. Những đứa trẻ xuất sắc thường biết chữ ở trường mẫu giáo.
Trẻ càng nhỏ tuổi càng dễ phản ứng với sự khuyến khích của cha mẹ, vì vậy, sự đồng hành là chìa khóa để kích thích trẻ quan tâm đến việc học và phát triển thói quen học tập trước tuổi đi học.
2. Kỹ sư
Các bậc phụ huynh nên chú ý đến môi trường phát triển của trẻ và xuất hiện giúp đỡ bất cứ lúc nào khi cần thiết. Tuy nhiên cần hiểu cha mẹ kỹ sư ngẫu nhiên không phải là “cha mẹ trực thăng”. Khái niệm "cha mẹ trực thăng" thường để mô tả về các bậc phụ huynh luôn kiểm soát con cái trong mọi vấn đề của cuộc sống.
Hình minh họa. Ảnh: Today's Parent
Ferguson nói rằng các bậc phụ huynh cần hạn chế can thiệp quá nhiều vào cuộc sống của trẻ. Thay vào đó, mọi người cho chúng không gian xã hội độc lập. Sự có mặt của cha mẹ chỉ đưa ra sự trợ giúp cần thiết trong khi cho phép con có thời gian và không gian để hiểu bản thân và tìm ra sở thích thực sự của chúng.
3. Thợ sửa chữa
Các bậc phụ huynh có thể đóng vai những người thợ sửa xe. Điều này sẽ giúp cha mẹ không bỏ lỡ cơ hội nào để giúp con mình trở nên tốt hơn. Vị giáo sư nói rằng là cha mẹ có thể nghèo về vật chất, nhưng không được nghèo về tinh thần.
Mỗi đứa trẻ đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ chỉ tập trung vào điểm yếu mà quên khuyến khích con phát triển những điểm mạnh. Điều này khiến trẻ cảm thấy mất tự tin, mặc cảm vì không được ghi nhận mặt tốt.
4. Nhà thám hiểm
Cha mẹ nên có tinh thần khám phá. Có thể gia đình chưa đi thăm được núi sông nổi tiếng thì cũng nên đưa con đi thăm các viện bảo tàng, đến thư viện, xem các cuộc triển lãm và làm mọi cách để con mình mở rộng tầm nhìn.
Trong một cuộc khảo sát với các thí sinh thi vào đại học trong những năm qua tại Trung Quốc, kết quả cho thấy, những đứa trẻ thường xuyên đọc sách có chỉ số EQ và IQ cao hơn.
Chính vì thế, việc đưa trẻ đến thư viện là điều kiện tốt nhất để trẻ tiếp xúc với nhiều loại sách, dung nạp kiến thức đa dạng, từ đó kích thích trí não phát triển.
5. Triết gia
Giáo sư Ferguson cho rằng đây là vai trò quan trọng thứ hai trong số 8 vai trò, vì cha mẹ triết học có thể giúp trẻ tìm ra mục tiêu và giá trị để phấn đấu.
Theo các chuyên gia tâm lý, nguyên nhân trẻ càng lớn càng xa cách bố mẹ chủ yếu đến từ việc giữa phụ huynh và con cái không có sự giao tiếp thường xuyên. Khi trẻ bắt đầu nói ra suy nghĩ của mình nhưng cha mẹ lại không quan tâm hoặc gạt đi, dần dần sẽ khiến chúng xa cách, không muốn chia sẻ.
Cha mẹ nên cố gắng hết sức để trả lời những câu hỏi sâu sắc của con cái về cuộc sống, và đừng đánh giá thấp khả năng hiểu ý nghĩa cuộc sống của con cái.
Hình minh họa. Ảnh: Rasing children
6. Người mẫu
Cha mẹ đưa những giá trị mà họ cho là đúng vào não của con cái thông qua các giới luật và hành động. Đây là một hình mẫu điển hình. Những lời nói, việc làm và hành động của cha mẹ sẽ cho con cái biết điều gì là đúng, quan trọng và có ý nghĩa. Trẻ sẽ tiếp tục bắt chước những thói quen này khi lớn lên và cuối cùng hình thành giá trị của bản thân.
Do đó, các bậc phụ huynh cần trở thành tấm gương để con nhìn vào.
7. Người thương lượng
Trước mặt con cái, cha mẹ không nên đóng vai giáo viên mà nên kiên nhẫn đóng vai người đàm phán. Trải nghiệm này sẽ dạy trẻ cách bày tỏ quan điểm và bảo vệ quyền của mình một cách tôn trọng trong tương lai, đặc biệt là trước mặt người khác, là những người có quyền lực.
8. Điều hướng viên
Cha mẹ nên hướng dẫn con cái khi chúng gặp khó khăn, giống như định vị GPS bằng giọng nói hướng dẫn người lái xe. Nhiều đứa trẻ dù đã trưởng thành vẫn khắc sâu trong tâm trí mình những lời dạy bảo thiết tha của cha mẹ thuở ấy.
Trong quá trình nghiên cứu những vai trò mà cha mẹ nên đảm nhận ở trên, Giáo sư Ferguson cũng lưu ý rằng những khuyến nghị này không áp dụng cho tất cả trẻ em. Vì vậy cha mẹ nên chú ý hơn đến đặc điểm của con mình trong quá trình nuôi dạy con cái và đúc kết những phương pháp giáo dục phù hợp nhất cho chúng.
Phụ nữ Việt Nam