Giáo sư Mỹ đưa lời khuyên để Việt Nam phát triển nhân lực bán dẫn
Theo Giáo sư George Chiu, Việt Nam đang ở vị trí tốt, dù sự cạnh tranh, đặc biệt trong Đông Nam Á rất cao. Việt Nam không cần phải học theo ai và hãy tìm ra thế mạnh của mình.
- 09-04-2024Tháng 3 ghi nhận một kỷ lục chưa từng có, khiến hàng loạt chuyên gia gióng hồi chuông báo động về xu hướng không thể đảo ngược
- 09-04-2024Tỷ phú ngân hàng Phố Wall cảnh báo nhà đầu tư đang quá quá lạc quan, lãi suất có thể đã được ấn định xong xuôi
- 09-04-2024Huawei lại khiến giới công nghệ choáng váng: Làm được điều Microsoft, Samsung, Alibaba cố gắng mãi nhưng đều thất bại đau đớn, khiến Apple, Google sợ hãi
Trong buổi chia sẻ với báo chí ngày 8/4 về phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, các kinh nghiệm trên thế giới trong phát triển chuỗi cung ứng bán dẫn, Giáo sư kĩ thuật cơ khí George Chiu, từ Đại học Purdue, Mỹ cho biết ông rất ấn tượng về sự tham gia và hào hứng của sinh viên Việt Nam về chủ đề bán dẫn.
Dựa vào sự tiếp xúc của ông với sinh viên Việt Nam, ông George Chiu nhận định Việt Nam có một nền tảng năng lực cốt lõi rất mạnh và thực sự có thể thành công.
"Hiện tại tôi rất lạc quan về quá trình phát triển lực lượng lao động. Tôi đã có cơ hội gặp gỡ một số sinh viên từng tham gia một số chương trình đào tạo ở Mỹ và có những sinh viên đặc biệt thông minh. Họ có trình độ tiếng Anh tốt, họ biết họ muốn gì, họ rất quyết đoán. Điều đó mang lại cho tôi sự lạc quan và rất ấn tượng với giới trẻ Việt Nam", GS tại Đại học Purdue cho biết thêm.
Về mục tiêu là đào tạo 50.000 kỹ sư cho lĩnh vực bán dẫn vào năm 2030, Giáo sư George Chiu cho rằng đó là một mục tiêu tham vọng nhưng truyền cảm hứng. Sẽ rất tuyệt vời nếu Việt Nam đạt được điều này.
Theo GS George Chiu, Việt Nam đang ở vị trí tốt, dù sự cạnh tranh, đặc biệt trong Đông Nam Á rất cao. Việt Nam không cần phải học theo ai cả. Hãy tìm ra thế mạnh của mình. Và sử dụng các mối quan hệ đối tác đã có, như mối quan hệ Việt - Mỹ vừa được nâng cấp, hay quan hệ với Australia, Ấn Độ, Nhật Bản... Hãy tận dụng những gì sẵn có cho việc phát triển nhân tài, tận dụng những gì các nước có thể giúp về giáo dục, và đặt ra những luật chơi phù hợp, rõ ràng, đề cao tài sản trí tuệ
"Tôi nghĩ khả năng các bạn đạt được mục tiêu là tương đối cao, nhưng sẽ phải thật thông minh và chiến lược trong việc sẽ sử dụng các nguồn lực như thế nào", ông nói thêm.
Cụ thể, ông George Chiu cho rằng cần có sự phối hợp giữa ngành công nghiệp, các công ty và các viện đào tạo cấp cao. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa khối công và tư đóng vai trò quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực bán dẫn hiệu quả.
Đối với câu chuyện thu hút đầu tư, theo GS Chiu, bên cạnh nguồn nhân lực phù hợp, cần có hướng dẫn và các quy định rõ ràng cho các công ty sẽ làm việc trong khu vực, và các chính sách thể hiện sự coi trọng quyền sở hữu trí tuệ.
Đời sống và Pháp luật