Giáo sư tâm lý học Stanford khẳng định: Thường xuyên hoài nghi, nghĩ xấu về người khác là dấu hiệu của bệnh tâm thần, gây trầm cảm và giảm tuổi thọ
Những người hay có tính nghi ngờ, nghĩ xấu về người khác dễ bị trầm cảm hơn, gây tổn hại cho sức khỏe và ảnh hưởng tới khả năng làm việc.
- 29-09-2024Giáo sư tâm lý học Đại học Stanford chỉ rõ: Đời người cần nhất 6 loại TƯ DUY, trẻ kiếm tiền như nước, già nhàn nhã hưởng thành quả
- 02-09-2024Cha mẹ thuộc nhóm máu nào sinh con ra có IQ cao vượt trội? Nghiên cứu của ĐH Stanford khiến nhiều người bất ngờ
- 08-08-2024Cậu bé 15 tuổi nói thẳng: Bắt một đứa trẻ đọc sách chẳng khác nào ‘trừng phạt’, áp dụng phương pháp của ĐH Stanford, chúng con sẽ buông điện thoại và cầm sách!
Trong 50 năm qua, chủ nghĩa hoài nghi đã lan truyền như một loại vi-rút, khiến người Mỹ tin rằng không thể tin tưởng người khác, thế giới ngày càng tồi tệ hơn và chúng ta không thể làm gì được.
Sự kết hợp mạnh mẽ giữa chủ nghĩa hoài nghi và sự tuyệt vọng đã khiến chúng ta dần mất niềm tin vào hàng xóm, bạn bè, các thể chế và ước mơ về tương lai.
Theo Khảo sát xã hội chung, năm 1972, có khoảng 46% người Mỹ đồng ý rằng hầu hết mọi người đều đáng tin cậy. Nhưng đến năm 2018, con số này đã giảm xuống còn 31%.
Giáo sư tâm lý học Jamil Zaki của Stanford và là giám đốc Phòng thí nghiệm khoa học thần kinh xã hội Stanford cho rằng, sự gia tăng của chủ nghĩa hoài nghi không chỉ hủy hoại hi vọng mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Các nghiên cứu cho thấy những người hay có tính nghi ngờ, nghĩ xấu về người khác dễ bị trầm cảm hơn, uống nhiều rượu hơn, kiếm ít tiền hơn và chết trẻ hơn so với những người sống lạc quan, vô tư.
Nhưng có thể có một loại thuốc "giải độc" cho "nạn dịch" này. Trong cuốn sách mới của mình, Hope for Cynics: The Surprising Science of Human Goodness (tạm dịch - Hy vọng cho những người hoài nghi: Khoa học đáng ngạc nhiên về lòng tốt của con người), Giáo sư Jamil Zaki cho rằng, có thể chống lại sự hoài nghi bằng cách sẵn sàng đặt câu hỏi về những giả định hoài nghi nhất của chúng ta và xác nhận chúng bằng sự thật.
Ông viết rằng nếu chúng ta chỉ xem xét dữ liệu, hầu hết chúng ta sẽ khám phá ra rằng con người đáng tin cậy hơn chúng ta tưởng; rằng chúng ta có nhiều điểm chung với các đối thủ hơn chúng ta nghĩ; và rằng nhiều vấn đề mà chúng ta cho là khó giải quyết rốt cuộc có thể có giải pháp.
Với thông điệp mạnh mẽ về việc vun đắp niềm tin vào người khác và tìm ra tiếng nói chung khi đối mặt với những xung đột tưởng chừng như không thể giải quyết, Zaki kết luận rằng hy vọng không phải là điểm yếu mà là "con đường để ít sai lầm hơn và hiệu quả hơn". Như ông đã nhận xét một cách duyên dáng, "nhân loại đẹp đẽ và phức tạp hơn nhiều so với những gì một người hoài nghi tưởng tượng, tương lai bí ẩn hơn nhiều so với những gì họ biết"
Bạn định nghĩa thế nào là chủ nghĩa hoài nghi?
Jamil Zaki đang sử dụng một định nghĩa tâm lý học hiện đại có chủ đích: Lý thuyết cho rằng bản chất của hầu hết mọi người đều ích kỷ, tham lam và không trung thực.
Sự hoài nghi liên quan thế nào đến lòng tin?
Chủ nghĩa hoài nghi có mối liên hệ rất chặt chẽ và rất tiêu cực với lòng tin.
Niềm tin là khi bạn sẵn lòng kỳ vọng vào một người, luôn tin tưởng họ sẽ tôn trọng mình. Đó là khi bạn cho người khác vay tiền và tin họ sẽ trả lại; đó là khi bạn trút bầu tâm sự với mọi người và tin rằng họ sẽ giúp đỡ bạn...
Nhìn chung, niềm tin đòi hỏi phải đặt cược vào người khác. Đó là một loại rủi ro xã hội mà những người theo chủ nghĩa hoài nghi không bao giờ làm.
Tại sao chủ nghĩa hoài nghi lại tăng vọt trong 50 năm qua?
Có hai điều hiện ra trong đầu. Đầu tiên là bất bình đẳng. Các quốc gia, tiểu bang và quận có bất bình đẳng kinh tế hơn sẽ gây hại cho lòng tin, và Hoa Kỳ đã trở nên bất bình đẳng hơn nhiều trong 50 năm khi chúng ta mất niềm tin vào nhau.
Thứ hai là phương tiện truyền thông. Não bộ của con người thường có khuynh hướng thành kiến tiêu cực, nghĩa là tập trung nhiều hơn vào thông tin xấu hơn là điều tích cực.
Bạn có thể nghĩ rằng nếu bạn xem nhiều tin tức, bạn sẽ có nhiều thông tin hơn nhưng thực tế là trong nhiều trường hợp, bạn lại ít thông tin hơn. Ví dụ, những người xem nhiều tin tức tin rằng tội phạm bạo lực đang gia tăng, ngay cả khi nó đang giảm.
Làm thế nào để bớt hoài nghi và suy nghĩ quá nhiều?
Cuộc sống ngày càng bộn bề và áp lực khiến nhiều người rơi vào tình trạng mệt mỏi vì suy nghĩ quá nhiều. Thật may là tình trạng này có thể giải quyết được nếu bạn kiên trì thực hiện các biện pháp dưới đây.
- Xem lại cách phản ứng với vấn đề: Nhận thức là chìa khóa để thay đổi suy nghĩ. Vậy nên, mỗi lần bị suy nghĩ quá nhiều, bạn nên học cách phản hồi lại những suy nghĩ đó. Ví dụ như việc suy nghĩ quá nhiều ảnh hưởng như thế nào đến tâm trạng (cáu kỉnh, lo lắng, hay tội lỗi, v.v), cảm xúc gì đằng sau suy nghĩ của bạn.
- Nhìn vào bức tranh tổng thể: Khi một vấn đề gây ra hoài nghi quá nhiều cho bạn, hãy nghĩ rằng vấn đề này có ảnh hưởng đến công việc của mình trong 5 hay 10 năm sao không? Liệu có ai thực sự quan tâm đến vấn đề mà bạn đang lưu tâm không? Đừng để các vấn đề nhỏ quẩn quanh trong suy nghĩ của bạn.
- Dành thời gian tĩnh tâm: Bạn hãy thử tắt máy tính hoặc điện thoại trong một khoảng thời gian nhất định mỗi ngày và dành thời gian đó cho một hoạt động duy nhất.
Chiêu đãi bản thân một trong những bữa ăn yêu thích. Cố gắng tìm thấy niềm vui trong từng miếng ăn và thực sự tập trung vào vị, mùi và cảm giác của thức ăn trong miệng bạn.
Đi dạo bên ngoài, ngay cả khi chỉ là một vòng quanh khu nhà. Quan sát những gì bạn nhìn thấy trên đường đi, lưu ý bất kỳ mùi nào thoảng qua hoặc âm thanh bạn nghe thấy.
- Buông bỏ: Ghi lại suy nghĩ gây căng thẳng, sau đó nói với bản thân bằng một cụm từ, chẳng hạn như "tôi có thể chấp nhận bản thân mình như hiện tại" hoặc "tôi ổn".
- Hành động: Đôi khi các suy nghĩ tiêu cực cứ lặp đi lặp lại vì bạn không thực hiện bất kỳ hành động cụ thể nào để giải quyết nó. Nếu không thể ngừng suy nghĩ về người khiến bạn ghen tị, thay vì để nó làm hỏng một ngày của bạn, hãy hành động bằng cách ghi chép lại các biện pháp đối phó. Điều này sẽ giúp bạn thoát khỏi tâm trí và chuyển nguồn năng lượng để hành động.
- Giúp đỡ người khác: Làm cho người khác trở nên vui vẻ, hạnh phúc là một cách để ngăn những dòng suy nghĩ tiêu cực lấn át. Hãy tìm cách giúp đỡ những người xung quanh mình, ví dụ như mua đồ ăn cho người hàng xóm bị ốm, chăm sóc con cái, xách đồ vật nặng hoặc nhường ghế cho người già, v.v.
Theo SCMP, Healthline
Thanh niên Việt