Giật mình với cảnh báo của nhiều tỉ phú Mỹ
Nhà đồng sáng lập mạng xã hội Twitter kiêm tỉ phú Mỹ Jack Dorsey lo ngại về lạm phát leo thang ở Mỹ và cho rằng mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn nhiều.
- 23-10-2021Lý giải nguyên nhân hàng trăm tỷ phú Trung Quốc mất ăn mất ngủ, sợ hãi tìm cách bảo vệ tài sản và tháo chạy khỏi các trang mạng xã hội
- 20-10-2021Không có tỷ phú, gia súc còn đông hơn người, tại sao địa điểm này lại nắm giữ khối tài sản trị giá nửa nghìn tỷ đô?
- 20-10-2021Chuyên gia tài chính “mở khoá” Hồ sơ Pandora: Giới tỷ phú, chính trị gia, cùng Apple, Alphabet/Google giấu tài sản và lách thuế bằng cách nào?
Ông Dorsey hôm 22-10 viết trên mạng Twitter: "Siêu lạm phát sẽ thay đổi mọi thứ. Nó đang diễn ra".
Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh lạm phát giá tiêu dùng đang tăng đến gần mức cao nhất trong 30 năm qua ở Mỹ và ngày càng xuất hiện nhiều lo ngại cho rằng tình trạng có thể tồi tệ hơn các nhà hoạch định chính sách đã dự đoán.
Hôm 22-10, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED) Mỹ Jerome Powell thừa nhận áp lực lạm phát có khả năng kéo dài hơn dự kiến, đồng thời cảnh báo kịch bản này có thể tồi tệ hơn trong năm tới.
Lãnh đạo ngân hàng trung ương nói thêm rằng ông hy vọng FED sẽ sớm bắt đầu rút lại các biện pháp bất thường mà họ đã đưa ra để hỗ trợ nền kinh tế vốn bị các nhà phê bình cho là nguyên nhân gây ra lạm phát.
Hàng hoá tại cảng Seattle ở Washington: Ảnh: Bloomberg
Dorsey, ông chủ nền tảng mạng xã hội có 206 triệu người dùng mỗi ngày, nói rằng ông thấy vấn đề lạm phát đang leo thang trên toàn cầu. Ông Dorsey viết trên Twitter: "Nó sẽ sớm xảy ra ở Mỹ và thế giới". Điều gây ngạc nhiên cho một số người là ông chủ Twitter đã dùng từ siêu lạm phát chỉ tình trạng giá cả tăng nhanh có thể hủy hoại tiền tệ và làm suy giảm toàn bộ nền kinh tế.
Nhà đầu tư kiêm tỉ phú Mỹ Paul Tudor Jones và những người khác cũng đã cảnh báo về giai đoạn lạm phát gia tăng. Ông Jones đã nói với đài CNBC vào đầu tuần rằng ông sở hữu một số Bitcoin và xem nó như một biện pháp phòng ngừa lạm phát tốt.
Tuy nhiên, hầu hết các nhà đầu tư lớn khác đã không thấy vấn đề nghiêm trọng đến mức siêu lạm phát như mô tả của ông Dorsey.
Trong khi đó, theo tờ Financial Times, trong tuần này, một loạt các công ty Mỹ đã tiết lộ sự thiếu hụt trong toàn bộ chuỗi cung ứng mà họ phụ thuộc, từ đó làm gia tăng áp lực lạm phát, gián đoạn hoạt động và buộc họ phải tăng giá đối với khách hàng.
Bản tóm tắt về điều kiện kinh tế của Cục Dự trữ Liên bang (FED) hôm 20-10 cũng cho rằng những tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng và tình trạng thiếu lao động đã làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế ở phần lớn nước Mỹ. Báo cáo lưu ý: "Hầu hết các khu vực đều báo giá tăng đáng kể do nhu cầu về hàng hóa và nguyên liệu thô tăng cao".
Áp lực lên mọi mắt xích trong chuỗi cung ứng, từ việc đóng cửa nhà máy do bùng phát dịch Covid-19 đến khó khăn trong việc tìm đủ nhân viên bốc dỡ hàng hóa từ xe tải đang diễn ra ở khắp các lĩnh vực.
Đầu tháng này, hãng PepsiCo cho biết công ty sẽ tiếp tục điều chỉnh tăng giá trong quý đầu của năm tới trong khi hãng xe điện Tesla của tỉ phú Elon Musk cho biết họ cũng đang điều chỉnh giá để bù đắp cho chi phí hàng hóa và giá nhân công tăng.
Người Lao động