MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giới chuyên gia: Không phải châu Âu, hệ thống ngân hàng ở Mỹ mới là nơi đáng lo

03-04-2023 - 15:47 PM | Tài chính quốc tế

Giới chuyên gia: Không phải châu Âu, hệ thống ngân hàng ở Mỹ mới là nơi đáng lo

Các chuyên gia kinh tế nhận định việc ngân hàng SVB sụp đổ và một số nhà cho vay khu vực khác của Mỹ gặp khó khăn trong tháng 3 đã làm dấy lên mối lo ngại về hậu quả lây lan.

Một số nhà kinh tế và hoạch định chính sách cho biết, châu Âu đã có một bài học sau cuộc khủng hoảng tài chính. Hiện tại, khu vực này đang có vị thế vững chắc để vượt qua những căng thẳng tài chính khác trong hệ thống ngân hàng.

Chủ đề trong tâm tại sự kiện Diễn đàn Ambrosetti ở Ý vào tuần trước là khả năng xảy ra các mối bất ổn khác trên thị trường tài chính, phát sinh từ những vấn đề trong lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là trong bối cảnh điều kiện tài chính đang bị thắt chặt.

Việc ngân hàng SVB sụp đổ và một số nhà cho vay khu vực khác gặp khó khăn trong tháng 3 đã làm dấy lên mối lo ngại về hậu quả lây lan. Tình hình càng gây lo ngại sau khi UBS thâu tóm Credit Suisse. Các nhà hoạch định chính sách ở cả 2 bờ Đại Tây Dương đã đưa ra những hành động kịp thời và cam kết hỗ trợ thêm nếu cần thiết.

Valerio De Molli, thành viên hợp danh và CEO của of The European House – Ambrosetti, cho biết tâm lý không chắc chắn và lo ngại sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường trong năm nay. Ông nói: “Yếu tố đáng lo ngại hơn đó những bất ổn của ngành ngân hàng, không liên quan nhiều đến châu Âu vì ECB đã làm rất tốt, khu vực đồng euro cũng ổn định. Nhưng điều gì có thể xảy ra ở Mỹ là sự bí ẩn.”

De Molli chỉ ra sự sụp đổ của SVB có thể sẽ là trường hợp đầu tiên trong một các ngân hàng “ngã ngựa”. Tuy nhiên, ông cho rằng “những bài học kinh nghiệm ở quy mô toàn cầu” đã giúp châu Âu củng cố “sự vững mạnh và ổn định tài chính” của hệ thống ngân hàng. Do đó, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 không thể lặp lại.

George Papaconstantinou – giáo sư kiêm trưởng khoa tại Viện Đại học châu Âu và cựu Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp, cũng bày tỏ mối lo ngại về Mỹ. Ông nói rằng, trường hợp của SVB và Credit Suisse xảy ra là do những vấn đề về quản trị rủi ro. Đặc biệt việc SVB sụp đổ cũng là vì những lỗ hổng trong chính sách của Mỹ.

Ông nhắc đến việc cựu Tổng thống Donald Trump đã nâng ngưỡng tài sản quy định từ 50 tỷ USD lên 250 tỷ USD trong các bài kiểm tra áp lực. Việc Đạo luật Dodd-Frank được điều chỉnh lại giúp các ngân hàng nhỏ không phải chịu sự giám sát nghiêm ngặt, khiến những rắc rối có thể xảy ra trong thời gian dài.

Dù có nhận định tích cực về tình hình ở châu Âu, nhưng ông Papaconstantinou nhấn mạnh rằng hiện vẫn còn quá sớm để khẳng định liệu hệ thống ngân hàng khu vực này còn trường hợp nào “yếu kém” hay không. Ông lưu ý rằng, các nhà hoạch định chính sách và cơ quan quản lý nên tiếp tục cảnh giác.

Ông cho hay: “Chúng ta đang ở trong môi trường lãi suất cao do đó trái phiếu sụt giảm. Bởi vậy, các ngân hàng cũng lỗ nhiều vì họ đã đầu tư vào các tài sản dài hạn hơn. Các khoản vay được thực hiện trong môi trường lãi suất thấp cũng đang chịu áp lực khi lạm phát gia tăng. Đó là những vấn đề mà chúng ta cần phải cẩn trọng.”

Cũng tại sự kiện này, Bộ trưởng Kinh tế Tây Ban Nha - Nadia Calviño, phát biểu các ngân hàng nước này vẫn có tiềm lực và thanh khoản tốt hơn nhiều so với các ngân hàng châu Âu khác. Bà nói: “Chúng tôi không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu căng thẳng nào ở thị trường Tây Ban Nha, ngoài những biến động gần đây trên thị trường tài chính nói chung.”

Theo bà, những gì châu Âu đang trải qua khác hẳn so với thời gian xảy ra cuộc khủng hoảng nợ năm 2012. Bà phát biểu: “Chúng tôi đã rút ra những bài học về cuộc khủng hoảng tài chính, đã có những đợt tái cấu trúc sâu sắc trong thập kỷ này.”

Gene Frieda, phó chủ tịch điều hành kiêm chiến lược gia toàn cầu tại Pimco, lưu ý: “Các NHTW phải chiến đấu trên ‘2 mặt trận’, khi ứng phó với lạm phát cao và những bất ổn của ngành tài chính.”

Frieda nói: “Hiện tại, điều gì đang xảy ra nằm ngoài tầm kiểm soát của Fed trong lĩnh vực ngân hàng. Chúng ta đều đã biết mức độ tồi tệ của điều đò. Tuy nhiên, tôi cho rằng một cuộc khủng hoảng ngân hàng sẽ không xảy ra, suy thoái sẽ đến khi chính sách tiền tệ được thắt chặt. Đó không phải là ngày tận thế, nhưng cũng không phải cơ hội trên TTCK.”

Tham khảo CNBC 

Vu Lam

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên