MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giỏi tiếng Anh: Muốn nhanh thì phải từ từ

11-05-2017 - 13:30 PM | Sống

Đó là bí quyết thành công mà vị Phó Giáo sư đã 80 tuổi- ông Nhan Trừng Sơn rút ra sau 1 năm kiên trì đạp năm đạp xe đi học tiếng Anh. Câu chuyện của ông Sơn sẽ giúp những người lớn bận rộn có thêm động lực theo đuổi việc học ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh.

Ông Sơn hiện là Phó Giáo sư ngành Tai Mũi Họng, hiện là Chủ tịch Hội Tai Mũi Họng Nhi TPHCM, đang giảng dạy tại trường Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Ông Sơn đã thông thạo tiếng Pháp và biết tiếng Hoa, nhưng vẫn quyết định đi học thêm tiếng Anh ở tuổi 79.

Đến nay ông đã học được hơn 1 năm, đã tự tin giao tiếp với người nước ngoài, cũng như trò chuyện với gia đình mình bằng tiếng Anh. Nhớ lại ba tháng đầu tiên theo học là khoảng thời gian khó khăn nhất với ông Sơn. "Vì môi trường học hoàn toàn bằng tiếng Anh, người khác nói tôi không hiểu. Tôi nói người khác cũng không hiểu. Tôi học rất chăm và luôn cố gắng. Khi tham gia những lớp học nhỏ chỉ có 4 học viên với giáo viên nước ngoài, tôi bị đánh rớt và phải học lại. Lúc này, tôi thấy nản vô cùng và muốn bỏ cuộc", ông Sơn nhớ lại.

Nhưng với kinh nghiệm của một người đã kinh qua bao năm đèn sách, khổ luyện, thất bại và thành công, ông Sơn đã tìm ra được ba bí quyết để kiên tâm theo đuổi việc học một ngôn ngữ mới:

Luôn kiên nhẫn

Khi tự đánh giá quá trình của mình, ông Sơn không ngại nhận xét rằng mình tiến bộ rất chậm.

Nhưng ông biết: "Học là phải từng bước một". Việc muốn giỏi ngay, muốn thành thạo tiếng Anh trong chớp mắt sẽ khiến bản thân thêm áp lực, và cảm thấy bế tắc hơn khi gặp phải vấn đề.

Biết rõ mục tiêu và theo đuổi đến cùng

Động lực để vị Phó Giáo sư quyết định đi học tiếng Anh ở tuổi 79, là để phòng tránh bệnh lãng trí ở người già (Alzheimer). Theo Ông, học ngôn ngữ giúp trí não luôn vận động, do đó góp phần giúp ông giảm nguy cơ mắc bệnh lãng trí.

Ông quyết định đi học tiếng Anh. Nhưng do vẫn còn giảng dạy cũng như công tác chuyên môn, ông Sơn gặp khó khăn trong việc sắp xếp thời gian học. Sau nhiều thời gian tìm hiểu, ông chọn được nơi học phù hợp với quĩ thời gian eo hẹp và luôn bận đột xuất của mình.

Chiếc xe đạp là phương tiện đi học tiếng Anh của vị Phó giáo sư này.
Chiếc xe đạp là phương tiện đi học tiếng Anh của vị Phó giáo sư này.

Cứ 3 buổi 1 tuần, vào đúng giữa trưa (vì đây là khoảng thời gian rảnh của ông), ông Sơn lại đạp xe 15 phút từ nhà, hoặc 30 phút từ trường đến trung tâm Wall Street English ở quận 3, TPHCM để học tiếng Anh.

"Don't worry", hãy tìm sự giúp đỡ khi cần

"Tôi gặp vị trợ giảng của mình và thổ lộ "Chắc tôi nghỉ", vì quá thất vọng và áp lực với việc học tiếng Anh của mình. Người trợ giảng nói một câu mà tôi vẫn nhớ đến tận bây giờ: "Don't worry" - Đừng lo lắng và bố trí một giáo viên nước ngoài giúp đỡ đặc biệt cho tôi", ông Sơn nhớ lại khoảng thời gian khó khăn của mình.

Câu chuyện đạp xe đi học tiếng Anh ở tuổi 79 của ông Sơn là cảm hứng cho nhiều người học ở Wall Street English quận 3.
Câu chuyện đạp xe đi học tiếng Anh ở tuổi 79 của ông Sơn là cảm hứng cho nhiều người học ở Wall Street English quận 3.

Ông nhận ra rằng, lo lắng chỉ khiến người học có tâm lý sợ sai, sợ thất bại nên càng ảnh hưởng đến kết quả học. Đồng thời, ngoài cố gắng của bản thân, việc học nói chung và học ngoại ngữ nói riêng luôn cần đến sự trợ giúp từ bên ngoài, ông Sơn nhận xét.

Ông Sơn đã học tiếng Anh được hơn 1 năm. Giờ đây, ông đã tự tin trò chuyện bằng tiếng Anh với người nước ngoài, cũng như các thành viên trong gia đình. Ông nhận xét, việc học tiếng Anh tại Wall Street English đã thay đổi cuộc sống của ông theo hướng tích cực và thú vị hơn.

A.D

Trí Thức Trẻ

Từ Khóa:
Trở lên trên