MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giới trẻ nô nức đến chùa Hà cầu duyên ngày Valentine

14-02-2024 - 20:36 PM | Sống

Giới trẻ nô nức đến chùa Hà cầu duyên ngày Valentine

Từ lâu nay chùa Hà (quận Cầu Giấy, Hà Nội) được giới trẻ nô nức đến dâng hương, cầu may đầu năm, nhất là vào ngày lễ tình nhân.

Ngày 14/2, theo ghi nhận, từ sáng sớm, đã có những nam nữ thanh niên đã có mặt tại chùa Hà để dâng hương.

Ngày 14/2, theo ghi nhận của PV, từ sáng sớm, đã có những nam nữ thanh niên đã có mặt tại chùa Hà để dâng hương.

Một số người dân khu vực cho hay, năm nay ngày lễ tình nhân Valentine trùng với Tết Nguyên đán, nhiều người vẫn chưa đi làm nên số lượng không đông như năm ngoái.

Một số người dân khu vực cho hay, năm nay ngày lễ tình nhân Valentine trùng với Tết Nguyên đán, nhiều người vẫn chưa đi làm nên số lượng không đông như năm ngoái. "Do nhiều bạn trẻ vẫn còn ở quê chưa lên Hà Nội, tuy nhiên, số người đến với chùa vào thời điểm nay vẫn được đánh giá là rất cao", bà Phương một người dân khu vực chia sẻ.

Giới trẻ nô nức đến chùa Hà cầu duyên ngày Valentine- Ảnh 3.
Giới trẻ nô nức đến chùa Hà cầu duyên ngày Valentine- Ảnh 4.
Giới trẻ nô nức đến chùa Hà cầu duyên ngày Valentine- Ảnh 5.
Giới trẻ nô nức đến chùa Hà cầu duyên ngày Valentine- Ảnh 6.
Giới trẻ nô nức đến chùa Hà cầu duyên ngày Valentine- Ảnh 7.

Người dân đến mua đồ đi lễ là giới trẻ. Lễ vật cầu duyên bao gồm vàng, hương và trên các khay lễ không thể thiếu hoa hồng - loài hoa tượng trưng cho tình yêu. Trung bình mỗi lễ tùy to nhỏ, tiểu thương bán từ 150.000 đồng tới 250.000 đồng/lễ, đủ hoa quả...

Không chỉ quen thuộc với những bạn trẻ tới cầu duyên, chùa Hà còn là quần thể chùa chiền đẹp, thu hút nhiều phật tử và du khách ghé thăm.

Không chỉ quen thuộc với những bạn trẻ tới cầu duyên, chùa Hà còn là quần thể chùa chiền đẹp, thu hút nhiều phật tử và du khách ghé thăm.

Hầu hết những người đến chùa Hà đều

Hầu hết những người đến chùa Hà đều "xin lộc và xem chữ" cầu may đầu năm

Và những lời nguyện ước nhân dịp năm mới

Và những lời nguyện ước nhân dịp năm mới

Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, cùng với đình Bối Hà hợp thành cụm di tích Đình - chùa Hà. Ngôi chùa này thuộc phố Chùa Hà, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Trải qua nhiều thăng trầm cùng thời gian, tới nay chùa Hà vẫn giữ được nét đẹp vốn có.

Theo tích xưa, chùa Hà Hà Nội do 1 gia đình làm gốm sứ giàu có quê ở Bối Khê công đức, xây dựng nên. Bên phải ngôi chùa là ngôi đình Hà thờ 2 vị Thành hoàng là Triệu Chí Thành và Chu Lý - các tướng của Triệu Việt Vương. Qua bao năm tháng, ngôi chùa Hà đã trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa với tầm vóc to đẹp, khang trang như ngày nay.

Dọc con phố đường vào chùa Hà chỉ bán hoa hồng - loài hoa là biểu tượng của tình yêu. Các cửa hàng lưu niệm quanh chùa cũng bán nhiều vòng nhẫn theo cặp. Vì vậy, đầu năm đến chùa, ngoài việc cầu xin bình an, tài lộc, người ta còn mong cầu cuộc sống lứa đôi thêm yên ấm, hạnh phúc, tình cảm mãi bền chặt không phai.

Chùa Hà có hai truyền thuyết.

Truyền thuyết thứ nhất: vào thời Lý vùng Dịch Vọng đã có nhiều danh thắng nổi tiếng. Vua Lý Thánh Tông (trị vì 1054 - 1072) lúc 42 tuổi vẫn chưa có con nên đã cầu tự ở một ngôi chùa mà sinh ra Thái tử Lý Càn Đức ( Lý Nhân Tông ), do đó ngôi chùa này gọi là chùa Thánh Chúa để kỷ niệm sự kiện này. Trên đường đi vua còn ghé qua một ngôi chùa khác và ban tiền bạc cho chùa để trùng tu lại, vì vậy chùa này còn có tên là Thánh Đức tự. Vua Lý Thánh Tông đột ngột mất năm 50 tuổi, thái tử Càn Đức lên ngôi lúc 7 tuổi, tức là Lý Nhân Tông.

Truyền thuyết thứ hai: Chùa Hà được xây dựng lên để vua Lê Thánh Tông (trị vì 1460-1497) bày tỏ lòng nhớ ơn các đại thần Nguyễn Trãi, Nguyễn Xí, Đinh Liệt đã cưu mang mình và phế bỏ Lê Nghi Dân để đưa mình lên ngôi vua vào năm 1460.

Trải qua bao phen binh hỏa, chùa Thánh Đức đã bị phá hủy nhiều lần. Đến năm 1680 chùa vẫn còn lợp lá gồi, tường xây bằng gạch vồ nên người dân gọi là chùa Vồi. Đến đời vua Lê Hy Tông (1675-1705) có hai người quê làng Thổ Hà tỉnh Bắc Giang sang ở chùa để bán các đồ gốm sứ ở chợ trong và ngoài thành Thăng Long.

Nhờ buôn bán phát đạt, hai gia đình này tình nguyện công đức số tiền lớn cùng nhân dân trong xóm xây dựng lại chùa với quy mô lớn bằng gạch ngói vào năm Chính Hòa (1680). Từ đó hai làng Thổ Hà và Dịch Vọng Trung kết nghĩa, đặt tên xóm có ngôi chùa là Bối Hà và chùa có tên nôm là chùa Hà. Đến ngày kỵ hàng tháng, hàng năm ở Thổ Hà, nhân dân xóm Bối Hà cử đoàn đại biểu sang lễ và ngược lại. Diện mạo của chùa hiện nay chính là kết quả của lần trùng tu lớn đó và những lần trùng tu sau này.

Phường Dịch Vọng và ban quản lý di tích chùa triển khai nâng cấp, xây dựng lại chùa Hà và đình Bối Hà rất khang trang, bề thế từ năm 1995 - 2003, tam quan được giữ nguyên vẹn.


Theo Minh Ngọc

Phụ Nữ Số

Trở lên trên