MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giọt nước mắt của y tá thu thập mẫu bệnh phẩm cổ họng - người đối mặt trực tiếp với rủi ro lây bệnh cao nhất nơi tâm dịch Vũ Hán: "Nơi nguy hiểm nhất, có chúng tôi!"

05-02-2020 - 08:57 AM | Sống

Để chẩn đoán một bệnh nhân có bị nhiễm virus corona, phải sử dụng mẫu bệnh phẩm lấy từ họng của người bệnh. Tuy nhiên, hành động mở miệng sẽ tạo ra một số lượng lớn aerosol mang virus, đây là một rủi ro mà các y tá thu thập mẫu bệnh phẩm phải đối mặt.

Phóng viên của đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV, đã có cuộc phỏng vấn với Uông Huy, chủ nhiệm khoa hộ lý của Bệnh viện Tongji, trực thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Huazhong, Vũ Hán, nghe cô chia sẻ chi tiết hơn về các y tá thu thập mẫu bệnh phẩm cổ họng.

Trong quá trình thu thập mẫu bệnh phẩm họng, bệnh nhân sẽ mở miệng để thở và khoang mũi của bệnh nhân đối diện trực tiếp với y tá.

Chủ nhiệm Uông Huy nói: "Sự lây lan qua đường hô hấp chủ yếu là thở bằng mũi hoặc bằng miệng, hơi thở qua đường thở và giọt bắn của bệnh nhân, vì vậy đây là hoạt động rủi ro nhất, và hoạt động này do y tá chúng tôi phụ trách."

Hàng trăm ngàn thuốc thử, có nghĩa là hàng trăm ngàn mẫu bệnh phẩm cần được thu thập bởi các y tá. Với mỗi nhóm mẫu bệnh phẩm, y tá phải đối mặt với rủi ro lớn.

Nói xong, Uông Huy rơi nước mắt....

Uông Huy chia sẻ với các phóng viên rằng trong những tình huống nguy hiểm chẳng hạn như độ kín của mặt nạ, bệnh nhân phun dịch tiết lên mặt... các y tá rất dễ bị truyền nhiễm.

Ngoài ra, khi tiếp xúc với bệnh nhân, việc mặc quần áo bảo hộ là điều tiên quyết, tuy nhiên, mặc quần áo bảo hộ trong một giờ khiến họ đổ mồ hôi khắp người, bí bách và cả khó thở.

Khi dùng tăm bông lấy bệnh phẩm từ họng bệnh nhân, các y tá, ngoài việc đeo kính mắt và khẩu trang hai lớp, còn phải đội thêm mũ bảo hộ có kính bên ngoài, có thể nói là được "trang bị vũ khí" đầy đủ.

Những bộ đồ bảo hộ này không có size. Uông Huy, cao 1,63 mét, nhưng cô lại phải mặc những bộ đồ bảo hộ dài 1,8 mét tới 1,99 mét, rất bồng bềnh và bất tiện trong quá trình hoạt động.

Uông Huy nói rằng mặc quần áo bảo hộ trong một giờ là giới hạn của cô, toàn thân cô ướt đẫm mồ hôi. Nhớ lại cảm giác trong một giờ đó, cô nói, "Nín thở, khó thở, bí bách".

Sau khi lấy xong bệnh phẩm, vì phải nín quá lâu, việc đầu tiên các y tá làm là ngồi xuống hít thở sâu.

Sau giờ nghỉ, các y tá sẽ trở lại phòng bệnh và tiếp tục bận rộn. Trong phòng bệnh, ngoài việc truyền dịch cho bệnh nhân, họ cũng cần điều chỉnh vị trí giường cho một vài bệnh nhân bệnh nặng hơn nếu họ cảm thấy khó thở.

Uông Huy nói rằng y tá không thể vào phòng bệnh một mình, bởi nếu họ bị ngất, sẽ chẳng ai phát hiện ra.

Cô chia sẻ: "Nếu trong phòng bệnh có 20 người đeo máy thở, 8 y tá sẽ phải vào trong. Bởi một y tá trong điều kiện kín khí trong thời gian dài có thể bị ngất xỉu, nếu trong phòng chỉ có mình bạn, không ai có thể tìm thấy bạn khi bạn ngất đi."

Ngoài việc giúp bệnh nhân điều chỉnh vị trí giường, y tá cũng cần giúp đỡ bệnh nhân trong sinh hoạt hàng ngày.

"Trong trường hợp bị nặng, phải đeo máy thở, bệnh nhân sẽ không thể xuống giường, mọi hoạt động đi vệ sinh của họ đều do chúng tôi giúp đỡ, và tất nhiên, quá trình bài tiết có thể diễn ra bất cứ lúc nào", Uông Huy chia sẻ.

Cứ như vậy, trong cuộc chiến được dự đoán dài kì chống lại bệnh dịch mới này, các y tá có thể nói phải đối mặt với những nguy hiểm liên quan tới chính cả sự sống còn của họ, họ đang mạo hiểm chính cả tính mạng của mình để giành lại các bệnh nhân từ tay thần chết, giống như Uông Huy nói "Nơi nguy hiểm nhất, vẫn có chúng tôi!".

#ICT_anti_nCoV

Theo Alexx

Trí thức trẻ

Trở lên trên