MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giữa căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, tại sao yên Nhật không phải là tài sản trú ẩn an toàn?

27-03-2018 - 08:06 AM | Tài chính quốc tế

Sáng hôm nay, đồng yên đóng cửa ở mức cao nhất 17 tháng so với USD sau quyết định áp gói thuế nhập khẩu trị giá 60 tỷ USD của Mỹ lên hàng hóa Trung Quốc. Nhưng tại sao đồng tiền này lại không được coi là tài sản an toàn.

Thị trường tài chính từ lâu vẫn coi yên Nhật là tài sản trú ẩn mỗi khi thế giới xảy ra biến động địa chính trị. Tuy nhiên, một giám đốc quản lý quỹ mới đây cho rằng nhà đầu tư đã sai khi mua vào yên Nhật trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang ngày càng leo thang.

Giữa những lo lắng về một cuộc chiến tranh thương mại trên quy mô toàn cầu, đồng yên tăng giá mạnh so với đồng USD do nhà đầu tư tìm kiếm một tài sản an toàn. Sáng hôm nay, đồng yên đóng cửa ở mức cao nhất 17 tháng so với USD sau quyết định áp gói thuế nhập khẩu trị giá 60 tỷ USD của Mỹ lên hàng hóa Trung Quốc.

"Mua vào đồng yên vì một cuộc chiến tranh thương mại mà trong đó Nhật Bản cũng bị ảnh hưởng khá nặng nề, không nằm ngoài danh sách bị áp thuế, có vẻ như khá kỳ cục", Giles Keating - giám đốc điều hành công ty quản lý tài sản Werthstein Institute nhận định.

Trước khi đưa ra gói thuế quan mới đối với các hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Trung Quốc, Mỹ đã áp thuế nhập khẩu đối với thép và nhôm. Trong khi EU được miễn thuế tạm thời, Nhật Bản không được sở hữu đặc quyền này.

Một khi hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ giảm, nền kinh tế Nhật Bản có thể bị ảnh hưởng và đồng tiền quốc gia này có thể bị mất giá trị.

Theo Tobias Harris - Phó chủ tịch hãng tư vấn Teneo, ảnh hưởng của thuế nhập khẩu kim loại lên nền kinh tế Nhật Bản có thể nhỏ, nhưng nó cho thấy một số mối lo khác lớn hơn.

"Ảnh hưởng trực tiếp lên các nhà sản xuất Nhật Bản có lẽ hạn chế - chỉ 2% thép xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ - nhưng thất bại của Tokyo trong việc thuyết phục Washington trao cho đặc quyền miễn trừ khỏi những biện pháp thuế quan có thể là dấu hiệu của sự thay đổi quan hệ song phương", ông Harris nói.

"Sau một năm tiến hành các phiên thảo luận Đối thoại kinh tế song phương Mỹ - Nhật... chính quyền Mỹ ngày càng tỏ ra quyết tâm thúc giục Nhật Bản mở cửa thị trường và giảm thiểu thặng dư thương mại song phương với Mỹ", ông Harris cho biết.

Số liệu thương mại từ chính phủ Nhật tháng trước cho thấy thặng dư thương mại của Nhật với Mỹ trong tháng 1 đã giảm 12,3% so với năm ngoái xuống còn 349,57 tỷ yên (3,32 tỷ USD).

Anh Sa

CNBC

Trở lên trên