MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giúp con trai chăm cháu 5 năm tôi mới nhận ra điều cay đắng: Có tiền chưa phải tất cả và cần biết buông tay để "bảo vệ" chính mình

29-10-2023 - 23:15 PM | Sống

Mất 5 năm tôi mới thấm thía được việc giàu có không phải tất cả và đôi khi cần học cách buông tay để mình được an nhàn, hạnh phúc.

Tôi họ Lý, năm nay 62 tuổi, là giáo viên đã nghỉ hưu được vài năm. Cuối tuần vừa rồi, sau khi kết thúc buổi tập Thái Cực Quyền với những người bạn cùng tuổi, tôi thong dong về nhà thì bắt gặp con trai cùng con dâu đứng ở cửa chờ tôi về. Chẳng cần phải nói tôi cũng biết mục đích của cả hai tới muốn khuyên tôi quay lại phụ giúp chăm cháu.

Tuy nhiên, trước khi các con định trình bày, tôi đã thẳng thừng từ chối bất chấp con trai và con dâu làm mọi cách để níu kéo. Nhiều người sẽ thắc mắc, vì sao tôi lại "phũ phàng" như vậy, nhưng đây chính là bài học cay đắng mà tôi dùng 5 năm chung sống cùng các con mới rút ra được.

Giúp con trai chăm cháu 5 năm tôi mới nhận ra điều cay đắng: Có tiền chưa phải tất cả và cần biết buông tay để "bảo vệ" chính mình - Ảnh 1.

Giúp con trai chăm cháu 5 năm tôi mới nhận ra điều cay đắng. Ảnh minh họa

Có tiền chưa phải tất cả

Tôi và chồng tôi đều có công việc ổn định và có mức lương hưu trí khá ổn so với mặt bằng chung, cả hai vợ chồng cộng lại lương hưu là 10.000 NDT (khoảng 34 triệu đồng). Điều kiện kinh tế gia đình tôi ở mức dư giả có điều kiện.

Khi con trai lập gia đình, vợ chồng tôi đã tặng một căn nhà cho hai con làm của hồi môn mà không hề đắn đo. Vốn theo chủ nghĩa "tự do tự lo", tôi hoàn toàn vui vẻ với việc để các con có cuộc sống riêng và không yêu cầu các con ở chung.

Thậm chí sau này có cháu trai, tôi cho tiền các con tự thuê bảo mẫu về chăm cháu. Với gia đình tôi mà nói, tiền bạc không thành vấn đề. Tuy nhiên, sau một lần cháu trai ốm nặng vì bảo mẫu chăm sóc không tới nơi tới chốn. Con trai thuyết phục tôi lên chăm cháu giúp. Tôi đã từ chối vì sợ sống chung không hoà hợp, tuy nhiên con dâu cũng lên tiếng nói rằng bà ngoại sức khoẻ yếu nên chỉ còn cách làm phiền bà nội, mong bà nội lên giúp. Nghe vậy nên tôi cũng vui vẻ lên phụ các con.

Cứ nghĩ đây là việc tốt không ngờ càng ở lâu tôi càng thấy bất ổn. Nguyên nhân là vì mâu thuẫn trong cách chăm sóc cháu. Con dâu luôn cảm thấy không hài lòng với cách tôi bế cháu, hay không đồng ý với việc tôi cho cháu ăn. Thậm chí đến việc giặt quần áo cho cháu con dâu cũng không hài lòng vì sợ tôi làm hỏng đồ của cháu.

Nếu chỉ nhắc nhở góp ý thì tôi sẽ thấy không sao, nhưng vì việc này mà con trai với con dâu liên tục cãi vã. Cách vài tháng lại lôi nhau ra phòng khách cãi nhau to, có mặt tôi ở đó nhưng vẫn dùng những lời mắng cha chửi mẹ đầy chợ búa, thậm chí còn doạ ly hôn.

Với người có tuổi bị cao huyết áp như tôi mà nói, mỗi lần thấy các con cãi nhau là huyết áp tôi lại tăng vì lo lắng. Nhiều đêm tôi mất ăn mất ngủ vì những trận cãi vã của con. Nhiều lần tôi góp ý nhưng con trai lại quay ngược ra trách móc tôi vì sao không nghe lời con dâu, để hai bên cứ mâu thuẫn qua lại. Đỉnh điểm con trai buông lời nói khiến tôi điếng người: "Con ở giữa phiền chết đi được, mẹ tự đi mà giải quyết với con dâu, mấy chuyện phụ nữ cãi nhau đừng làm phiền con".

Cách hành xử của con dâu khiến tôi buồn một thì lời nói của con trai khiến tôi đau lòng 10. Thực sự có tiền chưa phải tất cả, sống cùng nhau nhưng thiếu sự tin tưởng, cảm thông và đặc biệt không có sự tôn trọng khiến mối quan hệ giữa tôi và hai con ngày một rạn nứt. Tôi bắt đầu hoài nghi về việc mình lên chăm cháu là đúng hay sai?

"Buông tay" để bảo vệ chính mình

Mặc dù các con vẫn cãi vã thường xuyên nhưng lâu dần tôi cũng cố cho đó là "cách sống của người trẻ", mỗi lần như vậy tôi đều làm ngơ. Chính nhờ điều này mà tôi cố gắng ở lại chăm cháu trai suốt 5 năm.

Thời gian gần đây tôi thấy sức khỏe của mình kém hơn, cháu trai cũng đã cứng cáp nên tôi định về quê. Để đưa ra quyết định này, tôi cũng vô cùng băn khoăn, phần vì lo lắng các con bận không ai chăm sóc cháu trai cẩn thận, phần vì gắn bó lâu khiến tôi không nỡ. Tuy nhiên vì sức khỏe nên tôi quyết định nói với con trai sẽ về quê nghỉ ngơi một thời gian rồi lên sau.

Không ngờ ngay khi nói với hai con, cả con trai lẫn con dâu đều kiên quyết phản đối và nói rằng cả hai có dự định sinh đứa thứ hai cần tôi ở lại chăm sóc con dâu. Tôi nói rằng sức khoẻ mình không tốt, đề nghị đổi cho bà ngoại lên chăm một thời gian. Vừa nghe tới đây con dâu đã nói rằng: "Con thấy mẹ vẫn khoẻ, bao năm nay mẹ chăm cùng quen rồi, hơn nữa việc chăm cháu cũng không nặng nhọc gì. Cần gì bà ngoại lên giúp, mình bà nội là được rồi".

Con trai thấy vậy cũng vào hùa nói: "Đứa nào cũng là cháu nội của mẹ, chẳng lẽ đứa thứ hai mẹ định bỏ mặc, mẹ phải có trách nhiệm với cháu chứ." Nghe tới đây, tôi sững sờ trước lối suy nghĩ của cả con trai và con dâu. Tôi chăm sóc cháu suốt 5 năm, thay vì các con cảm kích biết ơn tôi lại nhận lại sự đòi hỏi nhiều hơn nữa từ phía các con.

Giúp con trai chăm cháu 5 năm tôi mới nhận ra điều cay đắng: Có tiền chưa phải tất cả và cần biết buông tay để "bảo vệ" chính mình - Ảnh 2.

Thay vì nhận được sự biết ơn, tôi lại nhận được sự đòi hỏi nhiều hơn nữa từ chính con mình. Ảnh minh họa

Quá bức xúc tôi nói thẳng với các con rằng: "Suốt 5 năm chăm cháu, anh chị không thực sự quan tâm đến tôi. Những ngày anh chị đi làm, mình tôi chăm cháu, bữa cơm cũng ăn vội vàng. Tôi đi khám sức khoẻ cũng không được một lời hỏi han quan tâm. Chăm cháu là vì tình cảm nên tôi mới giúp anh chị chứ đấy không phải trách nhiệm và nghĩa vụ mà tôi bắt buộc phải làm" . Nói xong tôi xếp đồ bỏ thẳng về nhà và kiên quyết không quay lại dù hai con có nói gì đi nữa.

Sau 5 năm nhún nhường sống theo "nếp nhà người khác" tôi quyết định buông tay và trở về với chồng mình, người luôn ân cần quan tâm chăm sóc tôi từng chút một. Trở về cuộc sống hưu trí thong dong an nhàn vốn có ngày đi ca hát, tối đi tập Thái Cực Quyền của mình. Vì dư giả tài chính tôi thường xuyên đi du lịch cùng hội bạn già. Đi tới nơi mà khi còn trẻ mình chưa có thời gian đặt chân tới.

Giúp con trai chăm cháu 5 năm tôi mới nhận ra điều cay đắng: Có tiền chưa phải tất cả và cần biết buông tay để "bảo vệ" chính mình - Ảnh 3.

Theo Tiểu Lam

Phụ nữ mới

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên