MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Góc nhìn CTCK: Xu hướng giằng co tiếp diễn, nhà đầu tư hạn chế mua mới

Góc nhìn CTCK: Xu hướng giằng co tiếp diễn, nhà đầu tư hạn chế mua mới

Theo BSC, thị trường hiện tại vẫn đang giằng co tại vùng kháng cự 1.250-1.260 điểm, nơi đã từng bị bán tháo rất mạnh. Nhà đầu tư nên giao dịch cẩn trọng trong những phiên tới khi xu hướng chưa rõ ràng.

photo-1715602222841

Tiếp nối xu hướng giằng co, thị trường chứng khoán phiên đầu tuần chứng kiến nhiều rung lắc. Áp lực bán có phần thắng thế khiến sắc đỏ áp đảo trên nhóm Bluechips trong khi nhiều cổ phiếu Penny lại bất ngờ tăng nóng.

VN-Index có thời điểm mất gần 10 điểm trong phiên 13/5 trước khi đà giảm thu hẹp đáng kể về cuối phiên, còn giảm 4,52 điểm (-0,36%) xuống mức 1.240,18 điểm. Giao dịch tương đối ảm đạm, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt 14.800 tỷ đồng. Đáng chú ý, khối ngoại tiếp đà bán ròng đến 1.026 tỷ đồng trên toàn thị trường, đánh dấu 4 phiên xả mạnh liên tiếp.

photo-1715602248646

Nhận định về thị trường trong những phiên tới, các CTCK đã đưa ra những nhận định tương đối thận trọng:

Xu hướng chưa rõ ràng

Chứng khoán BSC: VN-Index quay đầu giảm điểm khi chạm ngưỡng kháng cự 1.250 điểm ngay đầu phiên sáng. Chỉ số sau đó giằng co quanh ngưỡng 1.240 trước khi đóng cửa tại mốc 1.240,18 điểm, giảm hơn 4 điểm so với hôm qua. Thị trường hiện tại vẫn đang giằng co tại vùng kháng cự 1.250-1.260 điểm, nơi đã từng bị bán tháo rất mạnh. Nhà đầu tư nên giao dịch cẩn trọng trong những phiên tới khi xu hướng chưa rõ ràng.

Tiếp tục giằng co

Chứng khoán Yuanta: Thị trường có thể sẽ tiếp tục giằng co quanh đường trung bình 50 phiên của chỉ số VN-Index. Đồng thời, nếu thị trường tiếp tục đi ngang và ít biến động trong phiên kế tiếp thì thị trường có thể quay trở lại giai đoạn tích lũy ngắn hạn và dòng tiền có thể phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu.

Điểm tích cực là dòng tiền vẫn chủ yếu tập trung ở nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ, đặc biệt dòng tiền có tính chất đầu cơ ở các nhóm cổ phiếu Penny, tình trạng này có thể sẽ còn tiếp diễn trong vài phiên tới. Đồng thời, tuần này cũng là tuần đáo hạn hợp đồng phái sinh cho nên dòng tiền thường sẽ hạn chế giao dịch nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn trong những phiên tới.

Lực cầu cho thấy sự chủ động

Chứng khoán KBSV: Lực cầu vẫn cho thấy sự chủ động trong trạng thái giao dịch với việc hình thành mẫu nến rút chân. Mặc dù áp lực bán gia tăng trên nhóm cổ phiếu trụ, biên độ giảm trên các nhóm ngành không quá lớn và tâm lý thị trường vẫn tương đối tự tin khi dòng tiền bắt đáy vẫn xuất hiện.

Nhiều khả năng áp lực rung lắc giằng co vẫn diễn biến chủ đạo trong những phiên tới, tuy nhiên đà tăng của chỉ số có cơ hội trở lại tại quanh ngưỡng hỗ trợ gần 1.220 điểm (+-5) khi phe mua có thể sẽ cho phản ứng quyết liệt hơn.

Áp lực bán giá thấp chưa mạnh

Chứng khoán SHS: Thị trường tiếp tục diễn biến rung lắc và VN-Index trong phiên đã giảm về gần 1.230 điểm trước khi phục hồi trở lại. Mặc dù khối lượng khớp lệnh có tăng nhẹ so với phiên trước, tuy nhiên có thể thấy áp lực bán giá thấp vẫn chưa mạnh và sự phân hóa vẫn đang diễn ra giúp cho thị trường chưa tiêu cực sau 3 phiên giảm điểm liên tiếp.

Nếu sớm bứt phá lên trên vùng kháng cự mạnh quanh 1.250 điểm với động lực tốt trong các phiên tới, VN-Index vẫn còn khả năng hướng tới mốc xa hơn quanh vùng đỉnh gần nhất 1.300 điểm. Trong kịch bản kém tích cực, VN-Index sẽ có thể có nhịp điều chỉnh về các vùng giá thấp hơn.

Giằng co trong biên độ 1.225-1.280 điểm

Chứng khoán Shinhan: Trong phiên 13/5, thị trường tiếp tục dao động trong biên độ hẹp khi VN-Index giao dịch quanh vùng kháng cự mạnh. Khớp lệnh thấp hơn trung bình 20 phiên cho thấy sự do dự nhất định của cả phe mua và phe bán. Đà tăng của thị trường có dấu hiệu chậm lại khi chỉ báo MACD giảm nhẹ liên tiếp hai phiên gần nhất.

VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục giằng co trong biên độ 1.225-1.280 điểm để hấp thụ hết lượng cung bán ra trước khi quay lại xu hướng tăng. Nhà đầu tư tạm ngưng việc mua mới khi thị trường đã tăng nóng liên tục. Ưu tiên nắm giữ và canh chốt lời khi đạt mục tiêu lợi nhuận.

Năm Dòng Kẻ

Đời sống Pháp luật

Trở lên trên