Góc nhìn: Quốc hội không đẩy nợ xấu về tương lai
Có thể xét về câu chữ, gắn với thực tế đã có, ở giới hạn nghị quyết xử lý nợ xấu mà Quốc hội vừa ban hành...
- 22-06-2017Nghị quyết xử lý nợ xấu là thông tin tích cực với BIDV, Sacombank
- 21-06-2017Những "phép màu" mà nghị quyết xử lý nợ xấu mang lại
- 21-06-2017Nghị quyết Xử lý nợ xấu tác động ra sao tới ngành ngân hàng?
Ngày 21/6, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về vấn đề xử lý nợ xấu. Mốc 15/8/2017 được xác định, khép lại những trao đổi giữa các kiến nghị và quan điểm.
Thoạt tiên có sự thất vọng. Vì cơ chế của nghị quyết này chỉ hỗ trợ cho những khoản nợ xấu từ mốc đó trở về trước, chứ không mở rộng về tương lai toàn bộ các khoản.
Cụ thể, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, để bảo đảm thực hiện mục tiêu xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng xuống dưới 3%, mặt khác, đây là nghị quyết thí điểm mang tính đặc thù giải quyết khoản nợ xấu phát sinh bất thường trong thời gian vừa qua, cho nên cần có chính sách phù hợp để xử lý nợ xấu phát sinh do nghiệp vụ tín dụng thực hiện trước thời điểm nghị quyết có hiệu lực, được xác định là ngày 15/8/2017.
Nhưng, đọc kỹ, Quốc hội đã có sự đồng thuận và hỗ trợ cần thiết để hướng tới xử lý nhanh, thực chất nợ xấu, mà không đẩy về tương lai cho các thế hệ sau.
Đó là, “nợ xấu phát sinh do nghiệp vụ tín dụng thực hiện trước thời điểm nghị quyết có hiệu lực, được xác định là ngày 15/8/2017”.
Ở nội dung trên, phạm vi không giới hạn ở khối nợ xấu, mà mở rộng những khoản nợ xấu phát sinh từ nghiệp vụ tín dụng thực hiện trước 15/8/2017. Phạm vi đó đã bao gồm tất cả những khoản vay đã ký trước 15/8/2017.
Thứ nhất, khoảng 5,5 triệu tỷ đồng dư nợ của tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế hiện đã ký trước thời điểm đó.
Thứ hai, về tương lai, nếu có những khoản vay từ nghiệp vụ tín dụng dài hạn, 2 - 3, hoặc 5 năm, ký trước thời điểm 15/8/2017, về sau nếu phát sinh nợ xấu thì vẫn được áp theo nghị quyết, vì nó phát sinh từ nghiệp vụ tín dụng trước hạn như nội dung trên.
Trên đây là một cách hiểu, một góc nhìn, một phần nhận thấy Quốc hội đã có sự đồng thuận và đã tạo điều kiện tối đa để thúc đẩy xử ý nợ xấu.
Câu chữ và ý trong nghị quyết nếu diễn giải theo hướng trên với hệ thống các tổ chức tín dụng, với thị trường và tính thị trường theo các thông lệ quốc tế, là đã có sự đáp ứng trọn vẹn.
Vneconomy
Sự kiện: Nghị quyết xử lý nợ xấu
Xem tất cả >>- Công bố nghị quyết thí điểm xử lý nợ xấu
- Chủ tịch Quốc hội: Không dùng ngân sách để trả nợ xấu cho ngân hàng
- BIDV có thể hưởng lợi nhiều nhất từ Nghị quyết xử lý nợ xấu
- Éo le khoản nợ hàng chục tỷ đồng ở 3 ngân hàng 17 năm vẫn chưa được xử lý dứt điểm
- Xử lý nợ xấu: Cần sự tham gia tích cực của các ngành