Gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng: Lao động tự do vừa mừng vừa lo, cán bộ địa phương đi rà soát từng trường hợp để không bỏ sót ai
Công việc rà soát cũng gặp nhiều khó khăn, cụ thể nhiều trường hợp khi đến nhà thì họ về quê không gặp, trường hợp thì quán hàng đóng cửa. Những trường hợp này phải gọi qua số điện thoại. Ở riêng mỗi tổ có đến hàng trăm hộ dân cần rà soát, nhiều người nhiều ngành nghề, quê quán nên việc rà soát rất khó khăn.
- 20-04-2020Gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng: Dân vẫn ngóng chờ
- 18-04-2020Bán hàng rong, xe ôm được nhận hỗ trợ từ gói 62.000 tỷ đồng
- 17-04-2020Gói an sinh xã hội: Hỗ trợ nhóm lao động tự do, khó mấy cũng phải làm
Lao động tự do người mừng, người lo về gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng
Tác động của dịch Covid-19 đã khiến nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động, thậm chí là phá sản, hàng triệu lao động tự do ở các thành phố lâm vào tình cảnh thất nghiệp, sống cầm cự qua ngày.
Nhiều người hy vọng khó khăn của họ sẽ vơi đi phần nào khi ngày 10/4 Chính phủ quyết định bổ sung thêm những người thuộc diện này vào nhóm được hỗ trợ gói an sinh xã hội.
Người lao động tự do lao đao vì dịch.
Ngồi lặng trong quán cà phê mình làm chủ ở quận Thanh Xuân (Hà Nội), chị Nhung buồn bã cho hay, từ ngày có dịch đến nay quán cà phê cóc của chị làm ăn gặp nhiều khó khăn. Khách ít, tiền mua đồ tăng, tiền thuê nhà, tiền thuế vẫn giữ nguyên khiến kinh tế gia đình chị giảm sút.
Hàng tháng tiền thuê nhà và tiền thuế chị phải trả hơn 10 triệu đồng, cả nhà chị 4 người trông chờ vào nguồn thu từ quán cà phê hàng tháng.
"Từ ngày có dịch, bán khó khăn, ít khách đến khi có lệnh cách ly thì phải đóng cửa. Tiền nhà, tiền thuế, tiền sinh hoạt trông vào quán cả nay đóng cửa không biết lấy gì sống. Cả nhà tôi như đảo lộn, xoay sở đủ kiểu.
Quán cà phê của chị Nhung chỉ hé mở bán cho người mua về.
Biết là khó khăn chung của cả nước nên cũng không dám ca thán gì nhiều, chỉ mong sớm hết dịch. Nghe tin được chính phủ hỗ trợ gói 62.000 tỷ cũng được an ủi phần nào, dù biết mình được nhận không nhiều", chị Nhung chia sẻ.
Cạnh quán cà phê của chị Nhung, cửa hàng hoa qua của bà Thuận cũng đìu hiu, vắng vẻ hẳn từ ngày có dịch đến nay. Bà kể, bà người Hoài Đức lên đây thuê mặt bằng với giá 5 triệu đồng tháng để bán trái cây.
Cả nhà 4 người của bà đều trông cậy vào quầy hàng này, khi chồng bà bị bệnh tim không làm được gì, các con của bà người thì đang đi học, người thì đi làm nhưng hiện đang thất nghiệp.
Cửa hàng bán hoa quả của bà Thuận vắng khách chẳng có người mua mùa dịch covid -19.
"Dù nằm trong diện được phép mở bán nhưng quán không có khách, hai vợ chồng ngày mở ra nhìn nhau, ngày nào nhiều lắm chỉ có vài người mua. Từ ngày nghe tin chính phủ hỗ trợ cũng vừa mùng vừa lo.
Mừng vì mình thuộc diện được nhận hỗ trợ, lo là vì trên này kinh doanh nhỏ không đăng ký gì không biết có được chính quyền kê khai không nữa", bà Thuận nói.
Nói về gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng của chính phủ bà Thuận tỏ ra lo lắng vì không biết mình có được nhận hay không.
Quê Hưng Yên, 10 năm nay chị Quyến lên Hà Nội sinh sống ở khu ổ chuột sau chợ Long Biên để mưu sinh. Công việc của chị là bốc vác hàng hóa trong chợ Long Biên, nhưng từ ngày có lệnh cách ly chị phải nghỉ việc.
Không có việc làm, hàng tháng phải trả tiền sinh hoạt, tiền trọ chị muốn về quê nhưng không thể được vì không còn xe.
"Hơn chục ngày nay ăn vạ ở xóm trọ này, may mà có mọi người hiểu hoàn cảnh nên giúp đỡ, động viên nhau sống qua ngày.
Chị Quyến chia sẻ về hoàn cảnh của mình.
Xem trên ti vi thấy chính phủ có hỗ trợ người lao động tự do như tôi nhưng chưa thấy chính quyền nói gì nên tôi cũng không biết có được không. Với lại tôi người tỉnh lẻ, ở đây chỉ có tạm trú nên cũng hơi lo lắng", chị Quyến chia sẻ.
Gian nan rà soát người được hỗ trợ
Nhằm chia sẻ khó khăn, đảm bảo cuộc sống người lao động , ngày 10/4, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Đây được xem là "phao cứu sinh" kịp thời giúp hàng triệu lao động vượt qua khó khăn bởi dịch bệnh.
Điểm đặc biệt của gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng dành cho 7 đối tượng, ngoài lao động bị nghỉ việc , mất việc, chấm dứt hợp đồng lao động; người sử dụng lao động khó khăn về tài chính; hộ kinh doanh cá thể có thu nhập dưới 100 triệu đồng/năm; người có công; đối tượng bảo trợ xã hội; hộ nghèo, cận nghèo…, thì nhóm lao động tự do, không có hợp đồng lao động cũng được hỗ trợ.
Tổ rà soát các đối tượng được nhận hỗ trợ gói 62.000 tỷ của chính phủ ở phường Dịch Vọng.
Nhóm lao động tự do gồm người bán hàng rong, quà vặt, lao động thu gom rác, người làm nghề bốc vác xe đẩy, lái xe mô tô 2 bánh chở khách (xe ôm), xe xích lô, người bán vé số lưu động (không bao gồm các đại lý), người lao động tại các cơ sở dịch vụ ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe..
Đây là nhóm đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp, lớn nhất của dịch Covid-19, cần quan tâm và cũng là nhóm khó xác định nhất, dễ nảy sinh hệ lụy.
Tuy nhiên, để khoản hỗ trợ trên đến được với đúng người, đúng thời điểm thì lại là chuyện không phải dễ dàng.
Ghi nhận tại phường Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội), sau khi có thông tin về gói hỗ trợ của chính phủ, phía ủy ban đã thành lập các tổ ra soát những người thuộc diện này để lên danh sách.
Trao đổi với PV, ông Lê Văn Tam, tổ trưởng tổ 14 phường Dịch vọng cho biết, ông là người nằm trong tổ rà soát của phường. Công việc bắt đầu từ ngày 16/4, phường chia thành 2 nhóm mỗi nhóm gồm 2 đến 3 người từ sáng đến tối.
Hoạt động kê khai, rà soát vẫn tuân thủ đúng quy tắc phòng dịch như đeo khẩu trang, đứng đúng cự ly và rửa tay sát khuẩn.
Công việc rà soát cũng gặp nhiều khó khăn, cụ thể nhiều trường hợp khi đến nhà thì họ về quê không gặp, trường hợp thì quán hàng đóng cửa.
Những trường hợp này phải gọi qua số điện hoặc là nhờ hàng xóm gọi để nói chuyện với họ. Ở riêng mỗi tổ có đến hàng trăm hộ dân cần rà soát, nhiều người nhiều ngành nghề, quê quán khác nhau nên rất khó khăn.
"Trong tổ chúng tôi đã rà soát được hơn 100 hộ, nhiều hộ đi vắng vẫn tiếp tục rà soát lại. Những người tỉnh khác đến đây làm ăn, chỉ có tạm trú thì chúng tôi rà soát và cho vào danh sách, dặn không được khai báo thêm ở địa phương.
Về việc rà soát có đảm bảo chính xác, chúng tôi khẳng định là có bởi với chúng tôi là cấp thấp nhất quản lý các hộ nên thông tin nắm rõ hơn, hơn nữa chúng tôi cũng có nhiều nguồn thông tin kiểm chứng chứ không nghe mỗi phía chủ hộ.
Nếu nghi ngờ chúng tôi lập danh sách riêng gửi phường để họ xác minh thêm cho chính xác, đảm bảo tiền đến đúng người đúng thời điểm", ông Tam nói.
Tổ Quốc