Gói hỗ trợ phục hồi kinh tế cần được dẫn hướng và giám sát “đúng và trúng”
Theo một số chuyên gia kinh tế, gói hỗ trợ phục hồi kinh tế cần được dẫn hướng và giám sát “đúng và trúng” mục tiêu. Bởi nếu không, sự “lạc hướng” có thể “thổi lên” bong bóng bất động sản, chứng khoán.
- 20-01-2022Sắp tới, TP HCM khởi động hàng loạt đường vành đai, metro và cao tốc
- 20-01-2022Điểm lại loạt dự án FDI lớn vào Việt Nam năm 2021: Ngành nào hút nhiều vốn nhất?
- 20-01-2022Liệu TTCK Việt Nam có thể ứng phó với tác động của 'taper tantrum'?
-
Tăng tính chuyên nghiệp và uy tín thì sẽ củng cố niềm tin của nhà đầu tư với doanh nghiệp và tôi tin rằng, với việc hoàn thiện quy định và thực tiễn triển khai một cách đồng bộ thì thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ phát triển tốt trong thời gian tới
-
Việc tăng VĐL cho 4 NH trụ cột, nguồn vốn ngoài nhà nước, kể cả vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đóng vai trò quan trọng, nhất là khi nguồn vốn nhà nước ngày càng khó bố trí sắp xếp.
TS. Vũ Đình Ánh, chuyên gia tài chính – ngân hàng lưu ý, việc thực thi gói hỗ trợ phục hồi phát triển kinh tế - xã hội cần được dẫn hướng và giám sát để “đúng và trúng” mục tiêu. Bởi nếu không, sự “lạc hướng” sẽ dẫn dòng vốn chảy vào lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, có thể “thổi lên” bong bóng bất động sản, chứng khoán. Điều này sẽ tạo hệ quả tiêu cực, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế đang phục hồi chậm trong dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp. Gắn với “bong bóng” bất động sản, chứng khoán sẽ là thách thức trên thị trường tài chính, cụ thể là tín dụng ngân hàng với tình trạng nợ xấu có thể gia tăng mạnh. Chuyên gia đánh giá, ngành tài chính mới đây đã có những động thái tích cực với những chỉ thị chấn chỉnh trên thị trường tài chính, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp… nhưng việc giám sát này cần làm mạnh mẽ hơn.
Bên cạnh khuyến nghị tiếp tục phòng chống dịch tốt, ổn định kinh tế vĩ mô, GS.TS. Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, gói tài chính hỗ trợ phải thúc đẩy vào những nhóm ngành trụ cột tăng trưởng nền kinh tế, như lĩnh vực xuất khẩu, chế biến chế tạo, để không chỉ giữ đà phục hồi của năm 2021 mà tranh thủ tận dụng được cơ hội thị trường thế giới mở ra trong năm 2022 này để chiếm lĩnh sâu hơn, rộng hơn thị trường thế giới.
“Chìa khóa và thách thức là phải có lộ trình mở cửa kinh tế mạnh dạn, an toàn, và nhất quán. Nếu không mở cửa cho giao lưu kinh tế trở lại, chúng ta không thể phục hồi được thương mại, dịch vụ, nhất là du lịch (2 năm qua 95% cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh, du lịch đóng cửa, cần tái khôi phục…)”, GS.TS. Hoàng Văn Cường nêu ý kiến./.
VOV