MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Gói hỗ trợ tín dụng cho nông nghiệp 100.000 tỷ đồng dành cho ai?

Chính phủ đang quan tâm nhiều đến nông nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên, gói hỗ trợ tín dụng trị giá 100 nghìn tỷ đồng hiện chỉ dành cho các doanh nghiệp. Nông dân cần phải được chuyển giao công nghệ mới từ doanh nghiệp để thay đổi cách làm nông nghiệp.

  • Nông sản thực phẩm Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong xây dựng tiêu chuẩn sản phẩm. Đó là thiếu liên kết trong sản xuất, tiêu thụ; thiếu vốn và kinh phí; cơ sở, trang thiết bị chưa đáp ứng...

Gói 100 nghìn tỷ không hỗ trợ nông dân?

Tại Hội thảo “Rà soát thể chế chuối giá trị lúa gạo” diễn ra ngày 17/3, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã thẳng thắn bày tỏ lo ngại về các doanh nghiệp công nghệ sau cuộc gặp của họ với Thủ tướng. Theo bà Lan, nông nghiệp có thể đang trở thành lợi ích mới của riêng một số doanh nghiệp.

“Tôi rất sợ nông nghiệp trở thành lợi ích mới của các doanh nghiệp công nghệ. Lợi ích chính của họ là bán sản phẩm công nghệ, không phải lợi ích cho người nông dân” –bà Phạm Chi Lan nói.

Thực tế, Chính phủ đã yêu cầu các ngân hàng thương mại dành khoản tín dụng trị giá 100 nghìn tỷ đồng phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Theo bà Phạm Chi Lan, gói tín dụng này là ưu ái với “mấy đại gia” và không phải hỗ trợ người nông dân được tiếp cận với công nghệ cao.

Kiến nghị tới Chính phủ, bà Lan cho rằng cần phải nhanh chóng tổ chức lại sản xuất lúa gạo. Cụ thể sẽ phải hình thành 3 loại hình sản xuất lúa gạo: doanh nghiệp sản xuất; doanh nghiệp và nông dân cùng làm; nông dân tập hợp nhau trong hợp tác xã. Trong đó, mô hình hợp tác xã sẽ là loại hình chủ yếu. Chính phủ cần có những chính sách khuyến khích sự chuyển giao công nghệ cho nông dân để họ thay đổi cách làm.

Cần đầu tư tiền vào đúng chỗ

Không chỉ bà Phạm Chi Lan, gói tín dụng 100 nghìn tỷ đồng cũng là chủ đề được nhiều chuyên gia quan tâm. Theo ông Lưu Đức Khải, Trưởng Ban chính sách nông thôn Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, dòng vốn ưu đãi này nên hướng vào nông dân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tùy thuộc vào chính sách của từng tỉnh, thay vì các tập đoàn và doanh nghiệp lớn. Bởi lẽ, nông hộ khát vốn và doanh nghiệp thì cần chính sách.

“Nông nghiệp công nghệ cao không phải chỉ làm trong nhà kính mà phải làm đại trà. Vốn cho nông nghiệp công nghệ cao mà chỉ dựa vào ngân sách thì rõ ràng không đủ và khó khả thi. Theo tôi, nguồn vốn sẽ chủ yếu từ khu vực doanh nghiệp. Vốn của nhà nước sẽ tập trung vào định hướng thị trường để nghiên cứu ra các công nghệ mới và chuyển giao cho doanh nghiệp” – ông Khải chia sẻ.

Trước đó, GS. Nguyễn Lân Dũng cũng từng cho biết quan điểm của ông về gói hỗ trợ 100 nghìn tỷ. Theo ông Dũng, nếu tiền dành cho doanh nghiệp thì họ phải hỗ trợ nông dân làm nông nghiệp. Số tiền hỗ trợ nông nghiệp này không phải để doanh nghiệp làm vài mô hình trình diễn sự hiện đại.

Vấn đề hạ tầng cơ sở cũng là điểm yếu đang cần sự đầu tư. Trong đó có hạ tầng thủy lợi, logistic. Một số đoạn để được xây dựng ở đông bằng sông Cửu Long với khát vọng sống chung với lũ đã trở thành điểm cản trở phù sa về. Bà Phạm Chi Lan đánh giá, hạ tầng hiện mới chỉ chỉ chú trọng đến thủy lợi cho cây lúa, các ngành khác như tôm, cá vẫn chưa được quan tâm.

Vương Diệu Quân

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên