Gói thầu 35.000 tỷ của sân bay Long Thành: Từ vụ hủy thầu lần 1 đến trận chiến 2 phe của những người từng chung chiến tuyến
"Coteccons – Hòa Bình – Central" và "Vinaconex – Phục Hưng Holdings – HAWEE" nằm cùng một chiến tuyến trong vụ đấu thầu gói 5.10 lần đầu tiên, trước khi gói này bị hủy thầu.
- 04-08-2023Loạt doanh nghiệp hưởng lợi nhờ sân bay Long Thành
- 04-08-2023Gói thầu lớn thứ 2 của DATP 3 sân bay Long Thành: Lộ diện liên danh thầu duy nhất đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, có 2 công ty trên sàn chứng khoán
- 03-08-2023Tại sao VIETTUR 'chắc thắng' gói thầu hơn 35.000 tỷ xây nhà ga hành khách sân bay Long Thành?
Ngày 3/8, sau khi Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) thông báo chỉ có duy nhất một nhà thầu là liên danh Vietur lọt qua vòng kỹ thuật của cuộc đấu thầu gói 5.10, Liên danh Hoa Lư đã gửi đơn khiếu nại. Đây là gói thầu có giá trị lớn nhất trong các gói thầu của công trình nhà ga hành khách sân bay quốc tế Long Thành giai đoạn 1 với trị giá 35.233 tỷ đồng.
Lễ mở hồ sơ đề xuất tài chính vẫn diễn ra dù Hoa Lư khiếu nại
Phía Hoa Lư đưa ra nhiều bằng chứng nhằm chứng minh ý kiến của mình về việc IC Holdings – DN Thổ Nhĩ Kỳ đứng đầu liên danh Vietur - không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật để trúng thầu.
Một lãnh đạo của ACV trả lời Tuổi trẻ Online, không bình luận về nội dung khiếu nại của Hoa Lư và khẳng định hiện nay đang trong quá trình xét thầu, lựa chọn nhà thầu, vẫn chưa có công bố kết quả cuối cùng.
Buổi lễ mở hồ sơ đề xuất tài chính với nhà thầu duy nhất là Vietur đã được tổ chức vào ngày 4/8/2023 tại trụ sở của ACV ở TP.HCM.
Trước đó, “thế trận” 3 liên danh tham gia đấu thầu gói 5.10 lộ diện, chia “phe” rõ rệt giữa những tên tuổi lớn trên thị trường chứng khoán khiến cho thị trường cổ phiếu biến động vô cùng sôi nổi.
Tích cực truyền thông nhất là Liên danh Hoa Lư, đứng đầu là CTCP Xây dựng Coteccons và các thành viên Unicons, Thành An, Delta, Central, An Phong, Xây dựng Hòa Bình và Powerline Engineering. Đây được gọi là liên danh “nội”.
Đối thủ của Hoa Lư là Vietur, đứng đầu bởi nhà thầu quốc tế IC ISTAS, quy tụ các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của doanh nhân nổi tiếng ngành xây dựng Nguyễn Bá Dương như Ricons, Newteccons, SOL E&C, cùng với DN có tên tuổi như Vinaconex, Phục Hưng Holdings, HAWEE cơ điện…
Biên bản hồ sơ đấu thầu gói 5.10 cho biết, liên danh CHEC-BCEG-Vietnam Contractors đề xuất kỹ thuật là 1 bộ gồm 24 cuốn, thời hạn thực hiện hợp đồng là 37 tháng . Liên danh Hoa Lư gửi tổng cộng 38 thùng hồ sơ đề xuất kỹ thuật, số lượng bộ gốc hồ sơ đề xuất kỹ thuật là 1 bộ gồm 38 cuốn, đề xuất thời hạn thực hiện hợp đồng là 36 tháng, ít nhất trong 3 liên danh . Còn liên danh VIETUR đã gửi tổng cộng 30 thùng hồ sơ đề xuất kỹ thuật, ít nhất trong 3 liên danh. Số lượng hồ gốc đề xuất kỹ thuật là 1 bộ gồm 60 cuốn. Thời gian dự kiến thi công sẽ là 39 tháng, cũng nhiều nhất trong 3 liên danh.
Những người từng chung chiến tuyến
Thực tế, trước khi chia phe như vậy thì "Coteccons – Hòa Bình – Central" và "Vinaconex – Phục Hưng Holdings – HAWEE" nằm cùng một chiến tuyến trong vụ đấu thầu gói 5.10 lần đầu tiên, trước khi gói này bị hủy thầu.
Cụ thể diễn biến, ngày 20/9/2022, ACV đã đăng tải thông báo mời thầu cho gói 5.10. Ngày 14/10, Hội nghị tiền đấu thầu được tổ chức với gần chục nhà thầu trong nước và quốc tham dự. Tuy nhiên, đến thời điểm đóng thầu (9h30 ngày 8/11/2022) chỉ có 1 nhà thầu liên danh nộp hồ sơ dự thầu. Do vậy, ACV gia hạn thời điểm đóng thầu thêm 15 ngày (đến ngày 23/11/2022) nhưng khi đóng thầu vẫn chỉ có 1 nhà thầu liên danh nộp hồ sơ.
ACV tiếp tục gia hạn thời điểm đóng thầu (lần 2) thêm 7 ngày (đến ngày 30/11/2022). Đến khi đóng thầu, vẫn chỉ có 1 nhà thầu liên danh nộp hồ sơ dự thầu là Coteccons - Vinaconex - Central - Phục Hưng Holdings - REE - Hòa Bình - HAWEE.
Thông tin trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia cho thấy, HuynDai Engineering & Construction Co.,Ltd (Hàn Quốc) đã đề nghị làm rõ hồ sơ mời thầu 3 lần, nhưng sau đó nhà thầu này không dự thầu.
ACV đã tổ chức mở thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu của nhà thầu liên danh trên. Đến ngày 16/12/2022, căn cứ tại khoản 1, điều 17 của Luật đấu thầu, ACV ra quyết định hủy đấu thầu gói thầu 5.10 do hồ sơ dự thầu của nhà thầu không đáp ứng yêu cầu về kinh nghiệm thực hiện hợp đồng.
Gói thầu số 5.10 có tính chất kỹ thuật đặc biệt phức tạp. Do đó, để lọt qua các vòng, nhà thầu phải đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, năng lực kỹ thuật, khả năng huy động nguồn tài chính thực hiện Gói thầu... Trong đó, chỉ riêng yêu cầu nhà thầu từng có kinh nghiệm thực hiện hợp đồng tương tự và nhân sự chủ chốt từng có kinh nghiệm chỉ huy trưởng, quản lý, tư vấn giám sát công trình cảng HKQT đã là rất khó khăn với các nhà thầu trong nước. Do vậy, việc liên danh nhà thầu trong nước duy nhất tham dự bị đánh giá không đạt yêu cầu là kịch bản không khó dự đoán.
Việc yêu cầu thời gian thi công chỉ 33 tháng cũng là điều khó khăn khiến các nhà thầu không tham gia. Thứ trưởng GTVT Nguyễn Danh Huy cho biết, đấu thầu nhà ga hành khách sân bay Long Thành gặp khó vì các doanh nghiệp e ngại không đáp ứng yêu cầu tiến độ.
Ngày 20/12, trao đổi với Tạp chí GTVT, ông Đỗ Tất Bình, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết: "Việc huỷ gói thầu thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách Cảng HKQT Long Thành (sân bay Long Thành) trị giá hơn 35.200 tỷ đồng sẽ làm chậm tiến độ thi công gói thầu.
Dự án xây dựng sân bay Long Thành với công suất 100 triệu hành khách, 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Trong đó, giai đoạn 1 đầu tư 114.450 tỷ đồng (tương đương 5,45 tỷ USD), dự kiến hoàn thành và đưa vào hoạt động năm 2025.
Trong tháng 02/2023, ACV đã có báo cáo về việc triển khai thực hiện công tác đấu thầu gói thầu 5.10 của Dự án thành phần 3. Trong đó, ghi nhận đề xuất tăng thời gian thi công của gói thầu 5.10.
Trong công điện hôm 18/4, Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đánh giá năng lực triển khai dự án của ACV, làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân làm chậm dự án.
Nhịp sống thị trường