MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

"Gồng mình" trước giá hàng hoá tăng vọt, Trung Quốc đứng trước nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng

31-05-2021 - 10:49 AM | Thị trường

Các nhà máy sản xuất, nhà máy điện, trang trại của Trung Quốc đang phải đối mặt tác động tồi tệ nhất của chi phí hàng hoá tăng cao.

Henan Qixing Copper Co. cho biết các nhà sản xuất hàng điện tử đang chống chọi với sự biến động của giá nguyên liệu thô và cắt giảm đơn đặt hàng đồng thanh và ống dẫn đồng. Hai Jaxun – Giám đốc kinh doanh của Qixing, nhận định "đó là một thách thức lớn với công ty. Tình huống này đòi hỏi chúng tôi cần nhiều vốn hơn để duy trì hoạt động kinh doanh".

Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực kiềm chế giá hàng hoá để giúp các ngành kinh doanh vượt qua thứ gọi là "một đợt lạm phát nhất thời". Sự can thiệp của các chính trị gia, nhà hoạch định chính sách và sàn giao dịch đã có thành công bước đầu trong việc hạ nhiệt giá của hàng loạt mặt hàng so với mức cao nhất mọi thời đại hồi đầu tháng. Nhưng với nhiều mắt xích trong chuỗi cung ứng, những rắc rối về tiền bạc đang gia tăng.

Gồng mình trước giá hàng hoá tăng vọt, Trung Quốc đứng trước nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng - Ảnh 1.

Biểu đồ giá một số loại hàng hoá tại Trung Quốc trong một năm qua.

Trong chuyến thăm gần đây của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tới thành phố Ninh Ba, một nhà sản xuất đồ điện tử gia dụng đã có ý kiến rằng giá nguyên liệu thô tăng cao gây áp lực rất lớn lên hoạt động của họ. Một nhà sản xuất van đồng đã vận động để mong được chính phủ hỗ trợ nhiều hơn.

Trong khi chỉ số giá sản xuất (PPI) đã tăng vọt, giá tiêu dùng - vốn là thứ ngân hàng trung ương thực sự quan tâm khi tính toán chính sách tiền tệ - vẫn ở mức thấp. Sở dĩ chỉ số giá tiêu dùng vẫn được giữ ở mức thấp là do các chuỗi cung ứng đã tự gánh chi phí gia tăng, chưa chuyển chúng sang người tiêu dùng.

Shaun Roache, Chuyên gia kinh tế APAC tại S&P Global Ratings cho biết: Chi tiêu hộ gia đình vẫn ở mức thấp, vì vậy các doanh nghiệp hướng tới người tiêu dùng khi gặp PPI cao sẽ khó có thể tăng giá. Hiện tại, lạm phát PPI đe doạ biên lợi nhuận của các doanh nghiệp này".

Các nhà máy và nhà máy điện bị ảnh hưởng đặc biệt bởi giá than tăng cao. Sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc đẩy mức tiêu thụ điện vượt quá mức trước đại dịch. Hạn hán ở miền nam Trung Quốc khiến công suất thuỷ điện giảm. Ngành năng lượng đang thực sự đau đầu.

Gồng mình trước giá hàng hoá tăng vọt, Trung Quốc đứng trước nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng - Ảnh 2.

Chỉ số giá sản xuất tăng vọt trong khi chỉ số giá tiêu dùng vẫn ở mức thấp tại Trung Quốc.

Yu Zhai, nhà phân tích của Wood Mackenzie Ltd., cho biết căng thẳng về nguồn cung điện đã buộc một số nhà máy ở trung tâm công nghiệp phía nam Quảng Đông phải chuyển hoạt động sang giờ thấp điểm. Nhiều nhà máy khác chỉ được phép hoạt động 3 ngày/tuần, trang Jiemian đưa tin. Các biện pháp để giảm tiêu thụ điện có thể kéo dài khoảng 3 tháng.

Than tại cảng Qinhuangdao có giá 865 tệ/tấn, cao hơn khoảng 50% so với mức bình thường. Yu cho biết khi giá trên 800 tệ/tấn, gần như tất cả nhà máy nhiệt điện than ở Trung Quốc đều thua lỗ. "Một số nhà máy cố gắng giảm bớt sản xuất để tránh lỗ nhiều hơn", Yu nói.

Nông dân cũng đang khốn khổ. Các nhà chăn nuôi heo cũng đối mặt sức ép cực lớn khi chi phí thức ăn tăng cao – gồm ngô, đậu nành và lúa mì, trong khi giá thịt lợn giảm.

Muyuan Foods Co., nhà chăn nuôi heo lớn nhất Trung Quốc, cho biết chi phí đăng tăng do nguyên liệu đầu vào cao hơn. Trong khi đó, giá lợn hơi kỳ hạn ở Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi chứng khoán phái sinh ra mắt vào đầu năm nay.

Sự gia tăng đột biến của thị trường ngũ cốc đang làm tổn những nhà sản xuất đáng lẽ phải được hưởng lợi. Liu Chen, một nông dân trồng ngô ở tỉnh Hắc Long Giang, cho biết giá thuê đất và chi phí lao động đã tăng khoảng 50%, trong khi giá phân bón tăng 20% ngay khi giá ngô đạt đỉnh vào đầu năm. "Với giá ngô hiện tại, rất có thể chúng tôi sẽ thua lỗ vào thời điểm thu hoạch", Liu nói.

Tham khảo: Bloomberg

Đức Nam

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên