MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

GS chỉ 2 “bảo bối” chấm dứt viêm đại tràng, cắt đứt con đường phát triển thành mãn tính

07-03-2019 - 16:46 PM | Sống

Để bệnh viêm đại tràng không tiến triển thành mãn tính thậm chí là ung thư, người bệnh phải cực kỳ giữ gìn trong ăn uống.

Viêm đại tràng là một trong những bệnh đường tiêu hóa hay gặp nhất ở Việt Nam. Do lớp lót bên trong của ruột già bị tổn thương khiến cho bệnh nhân thường xuất hiện những rối loạn về tiêu hóa, ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh do dễ tái phát.

Theo GS. Hoàng Công Đắc, Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện E có tới 1/3 số bệnh nhân có cơn đau viêm đại tràng cấp sẽ tái phát vào các lần tiếp theo. Lý do, kiến cho bệnh nhân viêm đại tràng dễ tái phát bệnh phần lớn là không tuân thủ uống thuốc đủ liều và không thay đổi thói quen ăn uống.

Rất nhiều trường hợp, bác sĩ kê đơn thuốc uống 7 -10 ngày mới đủ liều thuốc. Nhưng khi thấy không còn đau bụng, tiêu chảy bệnh nhân chỉ uống 4 - 5 ngày và dừng thuốc. Do uống thuốc viêm đại tràng bệnh nhân thường cảm thấy rất mệt, nên bệnh nhân hay dừng thuốc giữa chừng.

 GS chỉ 2 “bảo bối” chấm dứt viêm đại tràng, cắt đứt con đường phát triển thành mãn tính - Ảnh 1.

Uống thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ có vai trò rất quan trọng khi bị viêm đại tràng.

Với những trường hợp viêm đại tràng do amip cứ trú thành những kén trong thành ruột nếu không dùng thuốc điều trị theo đúng chỉ định thì nguy cơ tái phát lại là gần như chắc chắn.

Ăn chín, uống sôi, giữ gìn vệ sinh tay

"Một nguyên nhân dẫn tới tình trạng tái phát bệnh viêm đại tràng là do ăn uống không giữ gìn về sinh. Thói quen ăn cơm hàng, chợ, quán rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng. Đặc biệt là, ăn các loại thức ăn rau sống, thịt, cá sống… làm cho bệnh dễ tái phát lại", GS.Đắc lưu ý.

Đa số người Việt thường không có thói quen rửa tay trước khi ăn cơm. Thói quen xấu này gây ra hệ lụy mắc bệnh viêm đại tràng và tăng nguy cơ tái phát bệnh.

GS.Đắc cho biết: "Người bị viêm đại tràng ngoài tuân thủ uống thuốc đủ liều thì cần phải có chế độ ăn hợp lý, đảm bảo vệ sinh và đúng giờ. Nên ưu tiên ăn các thức ăn dễ tiêu, đảm bảo ăn chín, uống sôi, ăn nhiều rau xanh...

Với rau sống nếu muốn ăn thì phải đảm bảo rau có nguồn gốc, rửa rau trực tiếp dưới vòi nước chảy để loại bỏ ký sinh trùng. Không ăn thức ăn đã bị ôi thiu, đồ ăn sống (nem chạo, gỏi…). Kiêng tuyệt đối không ăn đồ ăn chua, cay, dấm ớt, tanh, mỡ, uống rượu bia, thuốc lá…"

Quá trình điều trị bệnh viêm đại tràng bệnh nhân cần phải rất kiên trì uống thuốc, thay đổi chế độ ăn và tái khám đúng theo lịch hẹn. Có những bệnh nhân bị viêm đại tràng một tháng tới gặp bác sĩ 2-3 lần là rất bình thường. Vì vậy, bệnh nhân cần phải kiên trì theo thầy theo thuốc.

 GS chỉ 2 “bảo bối” chấm dứt viêm đại tràng, cắt đứt con đường phát triển thành mãn tính - Ảnh 2.

Cần lưu ý vệ sinh an toàn trong ăn uống và rửa tay trước khi ăn.

Với những bệnh nhân viêm đại tràng mãn tính thường phải điều trị suốt đời ăn uống cần phải cực kỳ giữ gìn.

GS. Đắc lưu ý, bệnh viêm đại tràng có thuốc điều trị rất đặc hiệu vì vậy bệnh nhân thấy có những triệu chứng như: rối loại đại tiện, đau bụng, chứng bụng, đi ngoài ra máu… cần phải đi khám sớm.

Bệnh viêm địa tràng có nhưng triệu chứng gần giống với bệnh ung thư. Tuy nhiên, ung thư đại tràng sẽ có triệu chứng tiêu chảy kéo dài, phân lầy nhầy máu theo đợt, đau quặng, phân bọt…

"Bệnh nhân khi điều trị thuốc viêm đại tràng nhưng không thấy có hiệu quả thì cần phải nghĩ tới ung thư. Viêm đại tràng kéo dài, tái phát nhiều lần rất dễ tiến triển thành ung thư", GS. Đắc nói.

Theo Ngọc Minh

Trí thức trẻ

Trở lên trên