GS Phan Văn Trường - người gần 80 tuổi, từng đi qua 80 quốc gia, đàm phán 60 tỷ USD khuyên người trẻ: Đừng nghĩ đến đồng tiền, quý vật tìm quý nhân!
“Thầy đã may mắn gặp được một đức hiền từ dạy thầy “Quý vật tìm quý nhân”. Ngay lúc đó thầy không hiểu rõ ý nghĩa, nhưng càng sống, thầy càng trắc nghiệm được rằng: Khi ta cho xã hội lòng nhiệt huyết, những kiến thức, những đồ án có tính cách xây dựng thì loài người và xã hội sẽ quý chúng ta, sẽ tặng lại cho chúng ta sự êm ấm và sự an sinh”, Giáo sư Phan Văn Trường nói.
- 27-06-2024Chuyển 1,7 tỷ đồng tiền mặt vào tài khoản, chưa đầy 1 tiếng sau, tài khoản còn 175 triệu đồng: Cảnh sát phanh phui chiêu thức trộm tiền tinh vi của 100 đối tượng
- 15-06-2024Quán cà phê có 140 máy tính hoạt động 24/7 nhưng chỉ đóng 7 triệu đồng tiền điện mỗi tháng: Cảnh sát vào cuộc điều tra, bắt giữ 2 đối tượng "trộm" hơn 1,02 triệu kWh điện
- 31-05-2024Không tin ngân hàng, cặp vợ chồng 60 tuổi giấu hơn 5,7 tỷ đồng tiền mặt trong nhà, kết cục bị trộm “cuỗm sạch”: Cảnh sát kiểm tra camera, 2 người bị bắt giữ
Giáo sư Phan Văn Trường là một trong những chuyên gia hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực quản trị, chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đàm phán quốc tế. Ông có nhiều đóng góp quan trọng trong lĩnh vực khoa học và giáo dục. Với những đóng góp của mình, ông được Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam tặng huy chương "Vì sự nghiệp giáo dục" (2010).
Giáo sư Phan Văn Trường từng là cố vấn thường trực của Chính phủ Cộng hòa Pháp về thương mại quốc tế từ thập niên 1990. Ông từng nắm giữ vị trí quản lý và quản trị trong nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới, ở nhiều lĩnh vực như: Kinh doanh, xây dựng, điện lực, giao thông vận tải, lọc nước đô thị và dầu khí. Giáo sư đã đi qua 80 quốc gia, đàm phán các hợp đồng lên tới 60 tỷ USD.
GS Phan Văn Trường cũng là tác giả của các quyển sách nổi tiếng như: Cơn lốc quản trị, Một đời quản trị, Một đời thương thuyết, Một đời như kẻ tìm đường…
Năm 2019, Giáo sư Phan Văn Trường đã thành lập hệ sinh thái “Cấy nền”, một hệ sinh thái với chuỗi các khoá học miễn phí, hướng thanh niên khởi nghiệp và giải quyết những khó khăn nghề nghiệp và đời sống, đồng thời là nơi thảo luận và chia sẻ các đề tài về khởi nghiệp, thương thuyết, quản trị, kiến tạo phong cách “công dân toàn cầu”. Ở tuổi 78, giáo sư vẫn luôn giữ nhiệt huyết, tích cực tham gia nhiều hoạt động khuyến học, truyền "lửa" cho các bạn trẻ.
Trong các hoạt động của Hệ sinh thái Cấy Nền, Giáo sư Phan Văn Trường thường xuyên chia sẻ những bài học, lời khuyên ý nghĩa và giá trị. Trên kênh Youtube Cấy Nền Radio, giáo sư từng chia sẻ về việc “quý vật tìm quý nhân” và nguyên lý của sự làm giàu.
Theo giáo sư, đừng nghĩ đến đồng tiền, khi chúng ta cho xã hội lòng nhiệt huyết, kiến thức cùng những đồ án có tính xây dựng, loài người và xã hội sẽ quý chúng ta, sẽ tặng lại cho chúng ta sự êm ấm và sự an sinh. Hãy cứ cư xử tốt và nếu không đạt kết quả như mong muốn thì hãy cứ nhận lấy phần thiệt thòi bởi xã hội sẽ tặng cho chúng ta “gấp trăm” lần như thế.
Giáo sư Phan Văn Trường chia sẻ: “Các em đừng nghĩ đến đồng tiền. Xưa kia, khi thầy còn trẻ, thầy thú nhận đã nhìn đồng tiền với lòng hăng hái, với lòng hăng say. Thầy đã may mắn gặp được một đức hiền từ dạy thầy “Quý vật tìm quý nhân”. Ngay lúc đó thầy không hiểu rõ ý nghĩa, nhưng càng sống, thầy càng trắc nghiệm rằng: Khi ta cho xã hội lòng nhiệt huyết, những kiến thức, những đồ án có tính cách xây dựng thì loài người và xã hội sẽ quý chúng ta, sẽ tặng lại cho chúng ta sự êm ấm và sự an sinh.
À ra thế! Thầy tự nhủ, đâu bao giờ mình dám nghĩ mình là quý nhân. Nhưng thực vậy, các em cứ cư xử có tác phong, các em cứ giao thiệp có quy - có phép, các em cứ biết chia đều và nếu không đạt kết quả như mong muốn thì hãy cứ nhận lấy phần thiệt thòi. Vì các em sẽ ngạc nhiên khám phá ra rằng, xã hội sẽ tặng cho các em gấp trăm lần như thế. Và như vậy, chớ bao giờ nhé, các em đừng bao giờ làm nô lệ của đồng tiền”.
Giáo sư Phan Văn Trường lý giải nguyên lý của sự làm giàu, là khi có nghề nghiệp, chúng ta sẽ “không đói”. Còn giàu tỷ phú thì phải xem “tiền có tới với mình không”.
“Hôm qua, thầy có một nhóm nhỏ ngồi cạnh xung quanh thầy, bạn nào cũng mơ làm giàu. Thầy lại giải thích nguyên lý của sự làm giàu. Là khi bạn có nghề nghiệp, bạn sẽ không bao giờ đói. Còn nếu mà cái sự giàu có gọi là giàu có tỷ phú thì tiền nó tới với các bạn chứ không bao giờ các bạn tìm ra nó cả. Các bạn đừng nên quan tâm, có rất nhiều người giàu không hiểu tại sao mình giàu thế. Có những người làm việc suốt đời chẳng bao giờ giàu cả. Nhưng khi mà mình có nghề nghiệp, thì mình chắc chắn được là mình tự nuôi được và nuôi gia đình, nuôi con cái mình tiến bộ. Còn giàu tỷ phú, thì mình cứ việc lẳng lặng mà sống, tiền nó có tới hay không là nó chọn mình chứ mình không chọn nó”, Giáo sư Phan Văn Trường chia sẻ.
Nguồn: Cấy Nền Radio
Đời sống & pháp luật