Gửi người trẻ: Đã đi làm, đừng mong quản lý được thời gian!
"Tiền có thể quản lý được. Con người có thể quản lý được. Lịch trình có thể quản lý được. Riêng thời gian, thì chỉ tính được mà thôi".
- 19-03-2018Từ chuyện "Nhân viên nghỉ việc, sếp nên xem lại mình", đây là những điều người quản lý cần làm để "Đưa con người đi trước, dắt lợi nhuận theo sau"!
- 06-03-2018Sếp giao hai nhân viên mới đi mua thuốc lá, người mua được mang về lập tức bị cho nghỉ việc, người không đi mua mà “chuồn” đi luôn thì lại được thăng chức lên quản lý?
- 28-02-2018Mẹo quản lý thời gian hiệu quả phụ huynh bận rộn nên biết
Giống như khá nhiều bạn trẻ khác, trước đây, tôi thường cảm thấy dường như không bao giờ đủ thời gian cho một ngày. Chắc nhiều bạn đã từng có cảm giác buổi sáng, ngồi vào máy tính, nghĩ về những việc cần làm và tự hỏi không biết làm thế nào để có hoàn thành mọi thứ.
Các bạn trong nhóm thường khá choáng và hỏi tại sao tôi có thể làm nhiều công việc một lúc như vậy. Thực tình cũng có đôi khi quá tải, cũng có khi có cảm giác thiếu hụt về thời gian: dậy sớm hơn, thức khuya hơn, sử dụng phương pháp thúc đẩy năng suất như Kỹ thuật Pomodoro, sắp xếp và lên danh sách các việc cần làm, thậm chí... quên luôn cả ăn trưa.
Tuy nhiên, sự thật vẫn là: không thấy đủ thời gian.
Trước đây, thường thì trong những lúc căng thẳng, tư duy của tôi luôn khá giống nhau. Chẳng bao giờ TỰ HỎI bản thân mình đang gặp khó khăn hay trở ngại gì mà chỉ nhìn vào danh sách công việc dài dằng dặc chưa hoàn thành rồi nghĩ: "Tôi thực sự cần quản lý thời gian của bản thân".
Nghe quen không?
Cách đây 3 năm, tôi đọc một bài báo liên quan tới vấn đề này được chia sẻ bởi Charlie Gilkey, trong đó ông đề cập tới một ý tưởng và khái niệm rất tuyệt vời.
"Tiền có thể quản lý được. Con người có thể quản lý được. Lịch trình có thể quản lý được. Riêng thời gian, thì chỉ tính được mà thôi."
Theo đó, những người nghĩ tôi không có khả năng quản lý thời gian thực ra lại gặp các vấn đề về sắp xếp thứ tự ưu tiên. Chẳng có cách nào để cho mình nhiều giờ hơn trong ngày - vì vậy họ cần xác định được nhiệm vụ và việc cần làm, cái gì quan trọng hơn, mà thực ra chẳng cần phải phân tích hay phân bổ thời gian.
Vậy cái gì nên được ưu tiên?
Một câu hỏi đơn giản, nhưng chúng ta sẽ dễ dàng đánh mất cái nhìn về sự "ưu tiên" khi chúng ta cứ mải mê chìm đắm ngập ngụa trong núi công việc mỗi ngày.
Phải thừa nhận là đôi khi không nhất thiết cứ phải xử lý mọi việc theo thứ tự ưu tiên. Thỉnh thoảng, tôi bắt đầu công việc bằng xóa các loại thư rác, lọc thư. Và thỉnh thoảng có những việc không nhất thiết phải hoàn thành trong hôm nay, ngày mai hoặc ngày sau đó nhưng bản thân lại coi trọng và đưa nó lên đầu trong thứ tự ưu tiên - đó là một sai lầm.
3 năm qua tôi đã tự hỏi câu này mỗi khi thức dậy: "Hôm nay mình cần ưu tiên làm gì". Đôi khi không nhất thiết nó liên quan tới công việc, mà là cho gia đình và những sở thích khác của bản thân.
Suốt 9 tháng qua kể từ khi đi làm, tôi thường dậy lúc 2-3 giờ sáng để làm cho các dự án cá nhân, nấu ăn sáng lúc 7h, đi làm lúc 8h, dành 30ph ăn trưa để ngồi check và điều phối các công việc từ xa ngoài việc ở công ty, về nhà lúc 5-6h chiều, tranh thủ chơi với con, xử lý các công việc gấp nếu còn, rồi đi ngủ lúc 9h.
Có những ngày tôi không làm gì cả, dù có rất nhiều việc chờ, chỉ để ngồi... khâu khâu vá vá. Mỗi ngày trôi qua, tôi lại có thứ tự ưu tiên khác nhau.
Thật vui vì mọi thứ diễn ra khá tốt đẹp. Và tôi có thể nhận thêm việc mới mà vẫn chưa có cảm giác mình quá tải. Những thứ quan trọng được xử lý gói gọn lại vào mỗi cuối ngày, giúp cho tôi có cảm giác vượt qua và hoàn thành mọi thứ.
Chẳng ai có thêm được thời gian, nhưng ít nhất là có thể có được "cảm giác" ấy.
* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.
Trí thức trẻ