Gửi tiết kiệm cuối năm: “Đà” chuẩn cho “cú bật” xa
Đối với những người đã tích góp đủ “tiền tỷ”, cuối năm là thời điểm thích hợp để chốt sổ cho những dự định lớn như mua đất, tậu nhà, du học… Nhưng với người dân và những nhà đầu tư cá nhân chỉ mới tích cóp được ngót nghét vài chục hay trăm triệu đồng trong túi, những kế hoạch “chạy đà” hoàn hảo để sẵn sàng cho bức tốc về dài hạn mới là lựa chọn ưu việt và phù hợp nhất. Kênh tiền gửi lãi suất hiện nay chính là một kênh đầu tư tối ưu cho các nhà đầu tư đặc thù như vậy.
Ngắn phải chắc, dài mới bền
Giai đoạn cuối năm, ngay cả khi thị trường tiền gửi không có những cú bứt phá ngoạn mục như bất động sản lúc vào mùa hay chứng khoán lúc tăng đến 20% so với đầu năm, cán cân ưu tiên của các nhà đầu tư, đặc biệt ở phân khúc cá nhân, vẫn nghiêng mạnh về kênh tiền gửi.
Số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, chỉ riêng 9 tháng đầu năm, tiền gửi trong dân đã tăng mạnh 17,08% đạt gần 3,5 triệu tỷ đồng, mức tăng tương đương hơn 500 nghìn tỷ đồng so với cuối năm trước. Rõ ràng, tuy không quá trội vượt ở các tiêu chí đánh giá đầu tư kể trên, nhưng tiền gửi vẫn có tính hấp dẫn riêng của nó so với các kênh đầu tư khác vì độ an toàn gần như tuyệt đối, tính thanh khoản cao và cả sự ổn định về lợi nhuận.
Chị Tiên, một nhân viên văn phòng tại TP.HCM chia sẻ. “Mình vừa mới sinh em bé đầu lòng, số dư trong tài khoản vì thế mà cũng vơi đi kha khá. Hai vợ chồng cuối năm sau khi trừ hết chi phí thì còn dư khoảng 200 triệu đồng, còn thiếu nhiều để nghĩ đến một căn nhà phố. Thế nên, mình quyết định chọn gửi ngân hàng. Mức lãi suất rất khá 7-8% hiện nay, lại không lo rủi ro, không phải lo biến động, mình tin gửi ngân hàng giờ chỉ có “lãi” chứ không “lỗ” đi đâu được.”
Chia sẻ chung quan điểm, anh Khoa, một nhân viên kĩ thuật mới ra trường ở Hà Nội cho hay, sau 2 năm đi làm, anh mới dư dả tầm trên dưới trăm triệu đồng, còn cách giấc mơ đi học cao học ở nước ngoài khá xa. Anh lại không có thời gian nghiên cứu thị trường hay học về các kênh khác nên không dám đầu tư vì sợ “tiền mất tật mang”. Thế nên, anh cứ nhắm đến ngân hàng mà chọn, vừa yên tâm vừa ổn định. “Mình cứ lấy ngắn cho bền thì nuôi dài mới chắc”- anh cho biết.
Chạy đà hoàn hảo cho cú bật xa
Chạy đà cho những kế hoạch dài hạn không dừng lại ở việc chuẩn bị đủ vốn, mà còn là tìm đến những giải pháp tài chính lâu dài để chống “hụt vốn”. Gửi tiết kiệm chính là một giải pháp “n trong 1” như thế: bảo vệ vốn khỏi trượt giá, kiến tạo giá trị gia tăng, thậm chí là tạo một tài sản nắm giữ tốt cho kế hoạch vay tài chính trong tương lai. Vấn đề là làm sao để nối hết các vấn đề trênvà giải quyết 1 lần? Câu trả lời thực tế đơn giản hơn tưởng tượng của nhiều người: chọn một ngân hàng đủ tốt để hỗ trợ bạn làm điều đó.
Lấy ví dụ từ cách một trong những ngân hàng lớn thu hút vốn huy động hàng đầu thị trường Việt hiện nay là BIDV. Vì luôn mang đến những giải pháp tài chính toàn diện cho khách hàng, BIDV cũng đưa nhiều ưu đãi rất dàn trải cho mọi đối tượng khách hàng: từ ưu đãi vay vốn cho đến khuyến mãi tiền gửi. Đơn cử như chương trình vay ưu đãi “Tổ ấm bình an” lên đến 30 nghìn tỷ đồng, hay gói khuyến mãi tiền gửi- món quà lì xì "Tết yêu thương xuân ngập tràn".
Với chương trình tiền gửi "Tết yêu thương xuân ngập tràn", kéo dài từ tháng 11/2016 đến tháng 2/2017, tất cả khách hàng, chỉ cần gửi tiết kiệm từ 9 tháng tại Ngân hàng BIDV sẽ được tặng ngay 0,1% tiền gửi cho mỗi 100.000.000 đồng tiền gửi tiết kiệm. Theo đánh giá của nhiều người, thực tế, so với những lựa chọn đầu tư tốn phí như bất động sản hay chứng khoán, việc đầu tư miễn phí lại nhận được món “lì xì” nhỏ mà không nhỏ như gửi tiền thật sự đang làm hài lòng cả những nhà đầu tư khó tính.
Nói vậy để thấy, kênh tiền gửi hiện tại không phải là kênh dẫn đầu thị phần ở bất kì tiêu chí riêng lẻ nào, nhưng lại là sự lựa chọn tối ưu hóa mọi tiêu chí: lợi nhận, ổn định, an toàn và thanh khoản. Nếu các nhà đầu tư đang chạy đà cho năm 2017 đột phá, sẽ là một sự lựa chọn “chất lừ” nếu khép lại năm 2016 bằng một tài khoản tiết kiệm “vừa chắc vừa bền”.