Hạ giá thành cho tôm Việt Nam
Để đảm bảo tốc độ tăng trưởng như kỳ vọng, ngành tôm cần có giải pháp giảm giá thành sản xuất để nâng cao sức cạnh tranh và gia tăng lợi nhuận.
- 07-05-2023Hè nóng đừng sạc điện thoại theo cách này, chính Apple cũng cảnh báo dễ chai pin nhanh hơn
- 07-05-2023Hãng hàng không kiến nghị bỏ giá trần vé máy bay, Bộ Tài chính lên tiếng
- 07-05-2023Xuất hiện thêm một quốc gia tăng cường nhập khẩu gạo của Việt Nam, sản lượng xuất khẩu bất ngờ tăng vọt hơn 3.000% trong quý 1
Xuất khẩu tôm của nước ta hiện đang đứng thứ 3 thế giới về sản lượng. Trong những năm gần đây, ngành tôm cả nước không ngừng tăng trưởng, bất chấp sự biến động từ thị trường hay điều kiện nuôi. Tuy nhiên, do chi phí giá thành sản phẩm cao nên mức lợi nhuận của chuỗi ngành hàng này khá thấp.
So với 2 cường quốc về nuôi tôm là Ấn Độ và Ecuador, nuôi tôm tại nước ta gặp nhiều bất lợi hơn, chủ yếu là qui mô nhỏ lẻ, thiếu lao động. Đây cũng là yếu tố then chốt làm tăng chi phí sản xuất.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, cho biết: "Khi giá thành nuôi tôm con cao thì trên cơ sở đó, các doanh nghiệp phải cạnh tranh nhau về giá để mua, phải tập trung vào chế biến các mặt hàng giá trị gia tăng".
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, vấn đề quan trọng của ngành tôm nước ta là làm sao để phát triển một cách hợp lý, vừa đáp ứng được nhu cầu của thị trường thế giới, vừa cải thiện được giá thành để cạnh tranh.
Ông Trương Đình Hòe cho biết thêm: "Tổng giao dịch tôm toàn cầu là khoảng 3 triệu tấn, trong đó Việt Nam là 351 nghìn tấn, Ấn Độ là 734 nghìn tấn, Indonesia là 241 nghìn tấn và năm nay, Ecuador chiếm hơn 1 triệu tấn. Vấn đề nút thắt hiện nay là tôm nguyên liệu của chúng ta có sản lượng không ổn định".
Để giải bài toán giá thành, phát triển nuôi tôm bền vững, các địa phương cần định hình lại các vùng nuôi. Ví dụ ở vùng tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau, đã xác định các mô hình đạt hiệu quả cao như nuôi sinh thái, nuôi hữu cơ, từ đó có những sản phẩm tôm đạt giá trị xuất khẩu cao. Đặc biệt, một số địa phương đã xác định không nuôi tràn lan, chỉ tập trung ở những vùng có định hướng nhằm giảm bớt rủi ro trước biến đổi khí hậu, qua đó giảm được giá thành.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho rằng, ngành tôm cần nghiên cứu tối ưu giá thành chứ không phải chỉ là hạ giá thành bởi nếu chỉ chăm chăm hạ giá thành có thể dẫn tới tình trạng chất lượng tôm nguyên liệu bị giảm sút.
VTV