MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

'Hạ Long trên cạn', top điểm đáng đến nhất thế giới định hướng lên thành phố trực thuộc TW năm 2035, sẽ làm tới 2 sân bay chuyên dùng

Tỉnh này sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; một trung tâm lớn, có giá trị thương hiệu cao về du lịch, công nghiệp văn hóa, kinh tế di sản của cả nước và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2035.

'Hạ Long trên cạn', top điểm đáng đến nhất thế giới định hướng lên thành phố trực thuộc TW năm 2035, sẽ làm tới 2 sân bay chuyên dùng- Ảnh 1.

Với diện tích 1.387km2, Ninh Bình là tỉnh nhỏ thứ 6 cả nước. Phía Bắc giáp với tỉnh Hà Nam. Phía Đông giáp với tỉnh Nam Định. Phía Nam giáp với tỉnh Thanh Hóa và biển Đông. Phía Tây giáp với tỉnh Hòa Bình. Ngày 7/4/2023, Sở Du lịch Ninh Bình cho biết, Tạp chí Forbes (Mỹ) đã vinh danh Ninh Bình là một trong 23 địa điểm du lịch tuyệt vời nhất thế giới năm 2023. 

Ngày 4/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, đến năm 2030 là tỉnh khá, cực tăng trưởng các tỉnh phía Nam đồng bằng sông Hồng, cơ bản đạt tiêu chí thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo. Tỉnh cũng là một trong những trung tâm lớn, có giá trị thương hiệu cao về du lịch, công nghiệp văn hóa, kinh tế di sản của cả nước và khu vực Đông Nam Á; một trung tâm công nghiệp cơ khí ô tô hiện đại hàng đầu đất nước; cơ bản hình thành đồng bộ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Tốc độ tăng trưởng GRDP (theo giá so sánh năm 2010) bình quân thời kỳ2021-2030 đạt 9,2%. Phấn đấu là một trong 10 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu ngườicao nhất cả nước.

Đến năm 2035, Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; một trung tâm lớn, có giá trị thương hiệu cao về du lịch, công nghiệp văn hóa, kinh tế di sản của cả nước và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương...

Đến năm 2050, Ninh Bình là thành phố trực thuộc Trung ương văn minh, hiện đại, thông minh, có bản sắc riêng, ngang tầm các đô thị di sản, thành phố sáng tạo trên thế giới. Tỉnh có vị thế, giá trị thương hiệu cao trong mạng lưới di sản sở hữu danh hiệu UNESCO; là một trong những địa phương đi đầu đưa phát thải khí nhà kính về mức"0" của Việt Nam, tiêu biểu về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo,...

Hợp nhất thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư

Tỉnh Ninh Bình được phân thành ba vùng chức năng là các khu vực lãnh thổ tích hợp. Cụ thể, vùng trung tâm bao gồm vùng quy hoạch đô thị Ninh Bình (trọng tâm là thành phố Hoa Lư - hợp nhất thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư) và thành phố Tam Điệp. Đây là vùng chức năng tổng hợp giữ vai trò là động lực phát triển của tỉnh, định hình đô thị Ninh Bình mang đặc trưng "Đô thị Di sản thiên niên kỷ".

'Hạ Long trên cạn', top điểm đáng đến nhất thế giới định hướng lên thành phố trực thuộc TW năm 2035, sẽ làm tới 2 sân bay chuyên dùng- Ảnh 2.

Vùng Tây Bắc bao gồm huyện Nho Quan và huyện Gia Viễn. Đây là khu vực phát triển du lịch sinh thái, văn hóa, nông thôn...; đồng thời phát triển công nghiệp trở thành một trong những trungtâm công nghiệp lớn của tỉnh Ninh Bình (khu vực Gián Khẩu, huyện Gia Viễn và khu vực huyện Nho Quan tiếp giáp với thành phố Tam Điệp).

Vùng Đông Nam bao gồm huyện Yên Mô, huyện Yên Khánh và huyện Kim Sơn. Đây là vùng nông nghiệp trọng điểm của tỉnh gắn với phát triển kinh tế biển, khu đô thị, dịch vụ ven biển, chuyển tiếp hài hòa với vùng đô thị di sản và khu vực công nghiệp, dịch vụ chất lượng cao.

Toàn tỉnh có 7 đô thị trung tâm. Đáng chú ý, tỉnh sẽ quy hoạch hợp nhất thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh - đô thị di sản thiên niên kỷ. Như vậy, sau khi hợp nhất, diện tích của TP Ninh Bình sẽ tăng lên hơn 3 lần, từ 47km2 lên 150km2.

Thành phố công nghiệp - dịch vụ Tam Điệp là đô thị loại II. 5 đô thị loại IV (các huyện: Gia Viễn, Kim Sơn, Nho Quan và các thị trấn mở rộng:Yên Ninh, Yên Thịnh). Có 2 đô thị chức năng (Gián Khẩu, Bình Minh) và các đô thị khác thành lập theo nhu cầu phát triển. 

Tuy là tỉnh nhỏ thứ 6 cả nước, nhưng Ninh Bình trong tương lai sẽ có tới 2 cao tốc; 8 tuyến đường quốc lộ và tuyến đường bộ ven biển chạy qua; có 28 tuyến đường tỉnh và 08 tuyến đường kết nối và hệ thống các bến xe, bến bãi.

Về đường sắt, tỉnh có đường sắt Hà Nội - TP HCM; đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chạy qua; 3 tuyến đường sắt chuyên dụng; 5 ga đường sắt; đồng thời có 15 tuyến đường thủy nộiđịa địa phương với quy mô từ cấp VI-II.

Đặc biệt, quy hoạch nêu rõ, tỉnh sẽ dự trữ quỹ đất phát triển một sân bay chuyên dùng tại huyện Yên Khánh và một sân bay chuyên dùng phục vụ phát triển du lịch tại huyện Nho Quan.

Nhật Minh

An ninh Tiền tệ

Trở lên trên