Hà Nội dự kiến dành hơn 51.000 tỷ đồng cho đầu tư công năm 2022, còn TP. Hồ Chí Minh thì sao?
Theo Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, năm 2022, vốn đầu tư công thuộc kế hoạch dự kiến là 51.072,9 tỷ đồng. Thành phố sẽ tập trung vào các dự án giao thông trọng điểm để đẩy nhanh tiến độ giải ngân ngay từ đầu năm.
- 14-02-2022Valentine dưới góc nhìn kinh tế học: Thu nhập có tỷ lệ thuận với khả năng có người yêu?
- 14-02-2022Trước khi được chú ý với Trung tâm hành chính 10.000 tỷ đồng, Hải Phòng đã có thành tích "khủng" ra sao mà được kỳ vọng phát triển như Thâm Quyến?
- 14-02-2022Có gì trong thiết kế của Trung tâm hành chính 10.000 tỷ đồng ở Hải Phòng?
Về khả năng cân đối nguồn vốn năm 2022, theo dự kiến, nguồn vốn đầu tư công của TP. Hà Nội năm 2022 hơn 51.000 tỷ đồng, trong đó, kế hoạch đầu tư công ngân sách cấp TP. Hà Nội hơn 34.000 tỷ đồng và ngân sách cấp huyện gần 17.000 tỷ đồng.
Trong năm 2022, thành phố sẽ điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án tuyến đường sắt đô thị đoạn Nhổn – Ga Hà Nội, quy hoạch tổng mặt bằng ga ngầm C9 đường sắt đô thị tuyến số 2 đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo. Bên cạnh đó, thành phố sẽ triển khai phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt đô thị tuyến số 3 đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai.
Theo Uỷ ban Nhân dân TP .Hà Nội, việc giải ngân đầu tư công cần được khẩn trương triển khai quyết liệt để hoàn thành đúng tiến độ trong năm 2022. Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2021-2025 của Chính phủ. Từ đó, đầu tư công tiếp tục là động lực cho tăng trưởng năm 2022 và giai đoạn sắp tới.
Tại hội nghị triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho biết, thành phố sẽ tập trung quyết liệt triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công ngay từ những ngày đầu, tháng đầu, đặc biệt gắn với trách nhiệm người đứng đầu. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tháng 1/2022, Hà Nội nằm trong các địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao nhất cả nước, đạt 3.375 tỷ đồng.
Trong khi đó, TP. Hồ Chí Minh dự kiến dành khoảng 45.000 tỷ đồng vốn đầu tư công trong năm 2022 với nguồn vốn từ Trung ương và từ địa phương. Trong đó, Hội đồng Nhân dân thống nhất dự kiến bố trí nguồn vốn đầu tư công trên địa bàn mà Trung ương bố trí cho TP. Hồ Chí Minh năm 2022 là hơn 2.479 tỷ đồng. Đồng thời, nguồn vốn ngân sách nhà nước của TP. Hồ Chí Minh là 42.508 tỷ đồng.
Một số các dự án trọng điểm của TP. Hồ Chí Minh sử dụng ngân sách Trung ương đó là: Dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên nhằm kết nối tỉnh Long An qua sông Chợ Đệm và tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai qua sông Sài Gòn với số vốn 1.000 tỷ đồng; dự án xây dựng nút giao thông An Phú trị giá khoảng 365 tỷ đồng và dự án xây dựng mới Bệnh viện Nhi đồng TP Hồ Chí Minh có số vốn đầu tư trên 283,6 tỷ đồng;…
Cùng với đó, nguồn vốn ODA (vốn hợp tác phát triển chính thức, một hình thức đầu tư nước ngoài) cấp phát từ ngân sách Trung ương sẽ dành cho một số dự án sau: Dự án Cải thiện môi trường nước TP. Hồ Chí Minh, lưu vực kênh Tàu Hũ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ, giai đoạn 2 với số vốn là 190 tỷ đồng; dự án Vệ sinh môi trường TP. Hồ Chí Minh - giai đoạn 2 với số vốn là 400 tỷ đồng và dự án Hỗ trợ kỹ thuật cho dự án Phát triển giao thông xanh TP.HCM với số vốn là 50 tỷ đồng;…