MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hà Nội: Hàng loạt mặt bằng cho thuê khu vực trung tâm ‘ế ẩm’

02-08-2023 - 14:06 PM | Bất động sản

Nằm trên những tuyến phố thuộc khu vực trung tâm Hà Nội, dân cư đông đúc, từng có hoạt động mua bán sầm uất, nhưng hiện tại, hàng chục mặt bằng chưa có khách thuê dù đã hạ giá và treo biển mấy tháng nay.

Cầu Giấy, Đống Đa và Thanh Xuân là những quận thuộc khu vực trung tâm thành phố Hà Nội. Trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, những khu phố nơi đây hoạt động kinh doanh diễn ra rầm rộ, với đa dạng mô hình, loại hình hàng hoá kinh doanh. Thời điểm đó, để kiếm được mặt bằng thuê kinh doanh không phải chuyện dễ dàng.

Tuy nhiên hiện nay, tại nhiều tuyến phố của những quận trung tâm này, không khó để bắt gặp hình ảnh cửa hàng đóng cửa, không hoạt động kinh doanh gì từ lâu. Nhiều cửa hàng treo biển thanh lý, sang nhượng toàn bộ và nhiều mặt bằng gắn biển cho thuê đã khá lâu vẫn chưa có khách thuê.

Hà Nội: Hàng loạt mặt bằng cho thuê khu vực trung tâm ‘ế ẩm’ - Ảnh 1.

Mặt bằng đẹp, vị trí đắc địa tại phố Nguyễn Khang, Cầu Giấy đóng cửa im lìm, treo biển cho thuê nhà đã khá lâu.

Hà Nội: Hàng loạt mặt bằng cho thuê khu vực trung tâm ‘ế ẩm’ - Ảnh 2.

Mặt bằng tại số 82 phố Cầu Giấy có diện tích 58m2, sau khi chủ cũ trả mặt bằng đang rao cho thuê 35 triệu đồng/tháng. Theo chia sẻ của chủ nhà, trước đây mặt bằng này cho thuê 40triệu đồng/tháng.

Hà Nội: Hàng loạt mặt bằng cho thuê khu vực trung tâm ‘ế ẩm’ - Ảnh 3.

Chị Huyền Diệp đang muốn tìm người sang nhượng lại mặt bằng ở phố Cầu Giấy. Theo chị Diệp, mặt bằng này theo diện tích đo làm thạch cao là 32m2, mặt tiền 5m, chị mới thuê được 4 tháng để bán quần áo. Chị đang muốn cho thuê lại với giá 20 triệu đồng/tháng, kèm theo 30 triệu sang nhượng và 60 triệu tiền cọc. Chị Diệp chia sẻ, giá này rất rẻ so với mặt bằng chung hiện nay. Cửa hàng này chị đã đầu tư hết 130 triệu đồng cho biển bảng, cửa kính, thạch cao, đèn, camera... hy vọng sẽ thu lại được một ít số đã bỏ ra đầu tư, nếu không được cũng đành chấp nhận chịu mất.

Hà Nội: Hàng loạt mặt bằng cho thuê khu vực trung tâm ‘ế ẩm’ - Ảnh 4.

Nhiều cửa hàng tại khu vực mua sắm sầm uất treo biển thanh lý toàn bộ.

Hà Nội: Hàng loạt mặt bằng cho thuê khu vực trung tâm ‘ế ẩm’ - Ảnh 5.

Đáng chú ý, phố Vũ Tông Phan, quận Thanh Xuân dài chưa đầy 2km nhưng có hàng chục mặt bằng đang bỏ trống, treo biển cho thuê đã lâu.

Hà Nội: Hàng loạt mặt bằng cho thuê khu vực trung tâm ‘ế ẩm’ - Ảnh 6.

Từng là con phố đông đúc, phương tiện lưu thông tấp nập, kinh doanh sầm uất, với đa dạng hàng hoá, loại hình kinh doanh nhưng hiện tại nhiều mặt bằng vàng đóng cửa im lìm.

Hà Nội: Hàng loạt mặt bằng cho thuê khu vực trung tâm ‘ế ẩm’ - Ảnh 7.

Toà nhà có vị trí đẹp tại phố Vũ Tông Phan đang được cải tạo, sửa sang lại hy vọng thu hút khách đến thuê.

Hà Nội: Hàng loạt mặt bằng cho thuê khu vực trung tâm ‘ế ẩm’ - Ảnh 8.

Đây từng là chỗ ăn chơi sang trọng đẳng cấp có tiếng, nhưng quán này đã phải đóng cửa hàng năm trời, nhiều hạng mục xuống cấp trầm trọng.

Hà Nội: Hàng loạt mặt bằng cho thuê khu vực trung tâm ‘ế ẩm’ - Ảnh 9.

Anh Thành có mặt bằng rộng 54m2 cho thuê tại số 193 Vũ Tông Phan. Anh cho biết, cửa hàng này trước đây anh cho thuê 18 triệu đồng/tháng, hơn 6 tháng nay chưa tìm được người thuê. Trong cửa hàng đã có điều hoà, đèn chiếu sáng cùng với tủ và các vật dụng do người thuê để lại.

Hà Nội: Hàng loạt mặt bằng cho thuê khu vực trung tâm ‘ế ẩm’ - Ảnh 10.

Chị Thu Hoài (sinh sống trên phố Vũ Tông Phan, Thanh Xuân) chia sẻ, hiện nay tại đây mặt bằng bỏ trống, đóng cửa, treo biển cho thuê rất nhiều. Chỉ những cửa hàng kinh doanh đồ thiết yếu, hàng ăn còn trụ lại được, còn các cửa hàng khác đóng cửa hàng loạt rồi liên tục rời đi.

Theo Tiến sỹ Nguyễn Hữu Cường – Chủ tịch CLB Bất động sản Hà Nội, hiện nay không chỉ ở các quận khu vực trung tâm thành phố Hà Nội mà tất cả trung tâm thành phố lớn của cả nước đều đang khó khăn trong phân khúc cho thuê kinh doanh, khai thác, rất nhiều mặt bằng vị trí đẹp đang bị “ế”. Tình trạng này có xu hướng sẽ gia tăng xuất phát từ nhiều lý do.

Đầu tiên là do ảnh hưởng để lại của đại dịch Covid rất nặng nề. Thị trường bất động sản đang có dấu hiệu đi xuống, lĩnh vực đầu tư xây dựng sẽ có độ chũng xuống ít nhất vài ba năm nữa bởi tác động của sự thay đổi các chính sách, Luật bất động sản, Luật nhà ở, Luật đất đai, một loạt các điều chỉnh chính sách về thuế nhà đất ảnh hướng tới quá trình hoàn thiện hồ sơ đầu tư xây dựng, một loạt các dự án phải điều chỉnh, thu hồi… Khiến cho thị trường đầu tư xây dựng ngưng trệ, kéo theo nhiều chỉ số tiêu dùng các loại hàng hoá như vật liệu xây dựng, logistics, giao thông, giá nhân công bị biến động.

Bên cạnh đó, xu hướng công nghệ, thông tin, kinh doanh mạng, bán hàng online hiện nay cũng là nguyên nhân khiến cho những mặt bằng trước đây có ưu thế trưng bày sản phẩm như giày dép, quần áo, mũ nón, các thiết bị điện, điện tử… bị ảnh hưởng. Nhiều khách hàng quen dần với việc mua hàng qua mạng thay vì đến trực tiếp cửa hàng xem trực tiếp, vừa đỡ mất thời gian và sức khoẻ di chuyển. Đây chính là những lý do khiến cho nhiều mặt bằng có vị trí đẹp bị “ế” dù chủ nhà giảm tới 20 – 30% giá cho thuê, trong khi trước đây tranh nhau mới thuê được những mặt bằng này và chủ nhà liên tục tăng giá nhưng vẫn không thiếu người thuê.


Theo Quốc Thanh

Đại đoàn kết

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên