Hải An (HAH) báo lãi hơn 1.000 tỷ năm 2022, sự cố va chạm của tàu Hải An City ước tính tổn thất 200 tỷ, được bồi thường 150 tỷ đồng
LNST của HAH đạt 1.041 tỷ đồng, tăng 89% so với thực hiện năm 2021, trong đó LNST công ty mẹ là 822 tỷ đồng, EPS năm 2022 đạt 11.306 đồng.
- 16-02-2023Không chỉ VinFast, nhiều doanh nghiệp Việt Nam, thậm chí là SMEs cũng có thể “đi Mỹ”?
- 15-02-2023Giữa lúc thị trường trầm lắng, THACO đặt tham vọng khởi công 24 dự án năm 2023, dự kiến thu về 126.000 tỷ từ ô tô, trồng chuối, nuôi heo…
- 15-02-2023CEO MUTOSI Trần Trung Dũng: Khát vọng nâng tầm sống khỏe chuẩn Nhật cho người Việt tới năm 2025
CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (mã CK: HAH) vừa công bố BCTC hợp nhất năm 2022 đã kiểm toán. Theo đó, trong năm 2022, doanh thu thuần HAH đạt 3.206 tỷ đồng tăng 64% so với cùng kỳ. Trừ đi giá vốn, lợi nhuận gộp đạt 1.422 tỷ đồng, gần gấp đôi năm 2021. Biên lợi nhuận gộp cũng tăng lên 44,35%, trong khi năm ngoái biên lợi nhuận gộp ở mức 36,5%.
Kết quả, LNST của HAH đạt 1.041 tỷ đồng, tăng 89% so với thực hiện năm 2021, trong đó LNST công ty mẹ là 822 tỷ đồng, EPS năm 2022 đạt 11.306 đồng.
Trước đó, HAH thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2022 với tổng doanh thu gần 2.388 tỷ đồng, lãi sau thuế là 550 tỷ đồng. Như vậy kết thúc năm 2022, HAH đã vượt 34% mục tiêu về doanh thu và vượt 89% kế hoạch LNST.
Công ty cho biết kết quả kinh doanh năm nay tăng so với năm trước chủ yếu từ hoạt động khai thác tàu: doanh thu khai thác tàu tăng do giá cước vận tải đường biển và giá cho thuê tàu tăng cao, trong năm công ty đưa vào khai thác tàu Hải An City từ ngày 3/4/2022, đồng thời nhận thêm kết quả kinh doanh của tàu An Biên Bay từ CTCP Vận tải An Biên - công ty liên kết của HAH.
Cùng với sự tăng trưởng của đội tàu Hải An trong năm, dịch vụ cảng và dịch vụ hỗ trợ vận tải cũng tăng theo. Đồng thời, lợi nhuận ghi nhận từ các công ty liên kết cũng tăng hơn 50% so với năm trước.
Tuy nhiên, giá cước vận tải đường biển đã hạ nhiệt. Theo một báo cáo trong tháng 12/2022 của SSI, giá cước giao ngay đã giảm 75% so với đầu năm hay giảm 78% so với mức đỉnh hình thành trong tháng 9/2021, nhưng vẫn cao hơn 40% so với năm 2019.
Giá thuê tàu định hạn và giá thuê tàu cũ theo sát xu hướng giảm của giá cước, cụ thể đã lần lượt giảm 70% và 50% so với mức đỉnh.
Ngoài ra, SSI lưu ý rằng hai quy định mới có hiệu lực kể từ năm 2023 — Chỉ số hiệu quả năng lượng của tàu hiện tại (EEXI) và Chỉ số cường độ carbon (CII) sẽ gián tiếp làm giảm 10% công suất vận tải, do các tàu buộc phải giảm tốc độ để đảm bảo tiêu chuẩn khí thải, trong khi tình trạng tắc nghẽn được giải quyết phần nào sẽ giải phóng công suất vận tải ở mức tương đương với mức cắt giảm trên.
Năm 2023, HAH đặt kế hoạch đi lùi với tổng sản lượng 973.000 TEU, tổng doanh thu 2.631 tỷ đồng, giảm 18% so với thực hiện năm 2022 và lợi nhuận hợp nhất sau thuế của cổ đông công ty mẹ 300 tỷ đồng, giảm 64% so với thực hiện năm 2022.
Hoạt động kinh doanh của HAH trong năm 2022 cũng bị ảnh hưởng bởi sự cố tàu Hải An City bị tàu Orion Express va chạm tại vùng biển vịnh Bengal vào ngày 14/4/2022. Đến thời điểm hiện tại các bên vẫn đang xử lý khắc phục sự cố. Công ty ước tính giá trị tổn thất phát sinh từ việc khắc phục sự cố này khoảng 200 tỷ VND.
Bước đầu, để đảm bảo việc khắc phục sự cố, sửa chữa tàu, nhanh chóng đưa tàu vào khai thác, Công ty quyết định phương án như sau:
Công ty sẽ chi các khoản chi phí phát sinh liên quan đến sự cố từ khi tàu bị va chạm đến khi tàu rời Chitagong ("sửa chữa tạm thời") và các chi phí phát sinh từ khi tàu rời Chitagong về đến Singapore hoặc Việt Nam để lên đà sửa chữa đến khi hoàn thành việc sửa chữa ("sửa chữa vĩnh viễn");
Việc bồi thường tổn thất sẽ do Tổng Công ty Bảo hiểm PVI xem xét, đánh giá dựa trên các điều khoản hợp đồng bảo hiểm với các khoản chỉ hợp lý, hợp lệ.
Đến thời điểm 30/6/2022, Công ty đã chỉ các khoản chi phí khắc phục sự cố, sửa chữa tàu tại Chitagong ("sửa chữa tạm thời") hơn 53 tỷ VND.
Tính đến ngày 31/12/2022, các khoản chi phí khắc phục sự cố, sửa chữa tàu Công ty đã chi trả khoảng 200 tỷ VND. Công ty ước tính chi phí không được bồi thường khoảng 50 tỷ VND và đã hạch toán vào chi phí trong năm 50 tỷ. Tổng Công ty Bảo hiểm PVI đã tạm ứng tiền bồi thường tương đương khoảng 16 tỷ VND. Số còn lại (khoảng 134 tỷ VND) Công ty vẫn đang làm việc với Tổng Công ty Bảo hiểm PVI để thống nhất số tiền bồi thường.
Tính đến ngày 31/12/2022, tổng tài sản của HAH ở mức 5.049 tỷ đồng, tăng 56% so với thời điểm đầu năm, vốn chủ sở hữu ở mức 2.887 tỷ đồng.
Nhịp sống thị trường
Tin tức sự kiện về: Công ty cổ phần Cao su Việt Nam
Xem tất cả >>Sự kiện: KQKD Quý 4/2022
Xem tất cả >>- Kiếm đậm từ bán vé, phí gửi đồ và fastfood cũng thêm vài chục tỷ, Công viên nước Đầm Sen lần đầu báo lãi trăm tỷ đồng
- Doanh nghiệp BĐS: Mỗi ngày “mở mắt” phải trả hàng chục tỷ tiền lãi, riêng Novaland có chi phí lãi vay thấp "kỳ lạ"
- Trong khi nhiều doanh nghiệp gánh cả nghìn tỷ chi phí lãi vay, những DN này vẫn ung dung khi gần như không phải trả đồng nào
- Sau một năm thăng hoa nhờ Covid, doanh nghiệp sản xuất bao cao su duy nhất trên sàn chứng khoán rơi mất 30% doanh thu, lãi giảm một nửa
- Cắt chi phí quảng cáo, mất thị phần trong năm 2022, Vinamilk “vui trở lại” khi số em bé Quý Mão tăng ngay từ đầu năm, mảng sữa bột tăng trưởng 2 con số trong tháng 1