Hai anh em gốc Ấn tiếp quản tiệm bò kho nổi tiếng gần 30 năm ở TP.HCM, người nghèo được ăn với giá "rẻ như cho"
Gần 3 năm nay, người dân TP.HCM không còn thấy "Dì Út Ấn Độ" đứng bán bò kho. 2 người con đã kế thừa nồi bò kho của mẹ.
- 07-12-2023Quán ăn Hàn Quốc làm content quá "nhây" khiến dân mạng không thể ngồi yên, cứ 5h chiều là "dậy sóng"
- 28-08-2023Quán ăn TP HCM tổ chức cuộc thi ăn 2 tô bún chả sứa khổng lồ nhận thưởng 30 triệu đồng
- 12-04-2023Những quán ăn đêm ở Hà Nội là ‘địa chỉ ruột” của dàn sao Việt, Tiên Nguyễn đi sự kiện mệt phờ vẫn phải ghé tới
Hai anh em gốc Ấn tiếp quản tiệm bò kho nổi tiếng gần 30 năm ở TP.HCM, người nghèo được ăn với giá "rẻ như cho" - Clip: Di Anh
Nằm trong con hẻm nhỏ 194 Võ Văn Tần, Quận 3, quán bò kho mang tên Dì Út Ấn Độ mở ra từ 30 năm trước. Trước kia, người ta vẫn thấy một người phụ nữ Ấn Độ bên nồi bò kho nghi ngút khói, đon đỏ đón khách quen vào thưởng thức món ăn đậm chất Ấn.
Thế nhưng từ gần 3 năm nay, Dì Út già đi với nhiều bệnh trở nặng, không còn có thể đứng bán. Thay vào đó, 2 cậu con trai và người bố gốc Campuchia thay nhau "gìn giữ" nồi bò kho gia truyền của gia đình - Nồi bò kho đã nuôi lớn 2 anh giữa Sài Gòn.
Anh Sau Ngọc Lâm Sơn cho biết, khu này trước kia có nhiều người Ấn Độ sinh sống. Dì Út - mẹ anh - khi đó kiếm sống bằng nghề thợ may, tình cờ gặp bố - là người Campuchia và nên duyên từ đó.
"Ông ngoại mình rất thích ăn bò kho nên ngày xưa bà ngoại siêng nấu lắm, bà nấu bò kho chuẩn hương vị của người Ấn, gia vị của người Ấn. Mẹ của mình lấy công thức đó và nấu bán thử. Lúc đó được họ hàng, người Ấn và cả người dân TP.HCM ủng hộ rất nhiều nên bán đến bây giờ luôn", anh kể.
Anh trai của Sơn là Sau Ngọc Vĩnh Phước vẫn nhớ những ngày đầu tiên theo mẹ với gánh bò kho Ấn bán đầu hẻm, dân lao động nghèo đến ăn rất nhiều. Để thuận tiện cho việc đặt bếp núc, bàn ghế, cả nhà không bán gánh nữa mà lấy chính ngôi nhà tổ này để mở tiệm.
Khách đến ăn rất đa dạng, từ dân văn phòng, sinh viên đến những người lao động nghèo. Đặc biệt với những ai có hoàn cảnh khó khăn đến tiệm, 2 anh em sẽ bán với giá ưu đãi 10 nghìn/ tô. "Mấy cô chú vé số, ve chai đến đây họ có bao nhiêu thì mình bán bấy nhiêu, bán cho họ ăn vì tấm lòng thôi. Còn nhiều người không tiền thì mình cho ăn luôn".
"Một miếng khi đói bằng một gói khi no", chỉ là 1-2 miếng ăn, họ không có thì mình làm khó họ chi. Mình có thì mình cứ giúp, đời đâu ai sống hoài được." - Anh Phước nói.
Hai anh em tiết lộ nguồn thịt nấu bò kho từ chợ đầu mối đem xuống. "Chủ cửa hàng thịt quen với má mình, là mối bạn hàng rất lâu rồi nên chất lượng thịt rất là ok"
Theo anh Phước, gia vị người Ấn có mùi nó nồng và đậm đà hơn nên món bò kho ở tiệm cũng khác so với các tiệm bò kho ở TP.HCM
Hai anh em kể, ngày xưa "má" Út còn khỏe thì tự làm mọi việc, sau này tay chân bắt đầu yếu dần, không còn linh hoạt như xưa nên truyền nghề lại cho cả 2. Hai anh em phụ trách cả việc "giữ mối" khách quen, giao tiếp với khách, phát triển quán theo hướng hiện đại phù hợp với thời thế hơn.
Một tô bò kho có giá niêm yết 50 nghìn đồng. Mở cửa từ 12h trưa đến 20h tối.
Sơn và Phước bắt đầu nói tiếng Việt khi phải đi học mẫu giáo. Cả hai thông thạo tiếng Ấn - Việt và một ít tiếng Anh giao tiếp. "Quán cũng có nhiều người nước ngoài, khách du lịch đọc review trên mạng rồi ghé đến. Đa phần họ đến vì tiếng tăm của má Út, một phần đến vì tò mò hương vị của món bò kho Ấn Độ"
Quán vẫn nấu nước dùng bằng bếp củi
Thịt bò sẽ được ninh đến khi mềm, vừa ăn.
Một số khách quen nhận xét, bò kho Ấn dù có hương vị khác bò kho Việt nhưng khác biệt không quá lớn, có chăng là độ đậm đà của nước dùng. "Có lẽ quán cũng tinh chỉnh trong nêm nếp để hợp khẩu vị của đa phần người Sài Gòn hơn", chị Nga, khách ăn ở đây, cho biết.
Phụ nữ mới