Hai cặp sở hữu chéo ngân hàng là ngân hàng nào?
Số cặp sở hữu chéo giảm từ 7 cặp trong năm 2015 xuống còn 2 cặp. Sở hữu ngân hàng với doanh nghiệp giảm từ 56 cặp xuống còn 2 cặp, tới đây sẽ được xử lý?
- 10-03-2017Quyết liệt xử lý tình trạng sở hữu chéo ngân hàng
- 12-02-2017Khó giải quyết sở hữu chéo ngân hàng, vì đâu?
- 28-06-2016"Mạng nhện" sở hữu chéo ngân hàng đã gỡ đến đâu?
Vấn đề sở hữu chéo từ khi được phát hiện luôn là vấn đề nan giải của NHNN. Sở hữu chéo không những làm hạn chế hiệu quả của các chính sách điều hành mà còn gây ra rủi ro cục bộ cho hệ thống ngân hàng cũng như phát sinh những đấu đá nội bộ, tranh giành quyền lực và sự ảnh hưởng trong hoạt động của tổ chức.
Trao đổi với PV Tiền Phong ngày 17/11, một lãnh đạo cơ quan Thanh tra giám sát NHNN cho biết: hiện có mấy cái tên liên quan đến hai cặp sở hữu chéo này đều rơi vào khối ngân hàng cổ phần phía Nam. Trong đó, điển hình có 1 cặp sở hữu chéo là Eximbank do liên quan đến khoản nợ của ông Trầm Bê và 1 cặp có liên quan đến ngân hàng KienLongBank.
Được biết, hiện Eximbank đang sở hữu hơn 165 triệu cổ phần STB, tương đương 8,76% cổ phần Sacombank. (Thông tin về sở hữu chéo này Tiền Phong từng có lần đề cập liên quan thâu tóm cổ phiếu NH và lợi ích nhóm giai đoạn trước - PV). “Trong năm 2017, Eximbank đã lên kế hoạch chuyển nhượng toàn bộ cổ phần trên. Tuy nhiên, do đang vướng mắc một số vấn đề về tính pháp lý nên thủ tục phải kéo dài hơn. Dự kiến từ nay đến sang năm, NHNN sẽ xử lý cho bằng xong vấn đề sở hữu chéo tại các nhà băng này”, vị lãnh đạo NHNN trên nói.
Đầu năm 2017, sở hữu chéo giữa các ngân hàng vẫn là vấn đề chằng chịt. Mặc dù giới hạn sở hữu đã có quy định rõ ràng, nhưng các ngân hàng vi phạm chỉ mới rục rịch thoái vốn vài trường hợp như VietinBank thoái vốn tại SaigonBank từ 10,39% xuống 4,91% vốn. Còn tới đây, trên thị trường chứng khoán, Vietcombank sẽ tiến hành thoái hết vốn tại SaigonBank và Cty Tài chính Xi măng.
Tiền phong