Hai đồng tiền đáng chú ý nhất ở châu Á trong năm 2020
Nghiên cứu được Bloomberg thực hiện trên 9 đồng tiền châu Á mới nổi cho thấy đây sẽ là 2 đồng tiền có diễn biến tốt nhất.
- 23-10-2019Từng phản đối gay gắt, nhưng tại sao các ngân hàng trung ương lại đang ráo riết chuẩn bị cho "cuộc đua" phát triển đồng tiền số của riêng mình?
- 16-10-2019Đấu giá đồng tiền hiếm bậc nhất thế giới hơn 46 tỷ đồng
- 24-09-2019Đồng tiền buồn bã, đồng tiền hạnh phúc và chìa khóa để không bao giờ gặp khó khăn về tài chính
Những dấu hiệu cho thấy cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang diễn biến tích cực và một số dữ liệu khá tươi sáng về kinh tế toàn cầu đang khiến nhiều nhà đầu tư lạc quan cho rằng quãng thời gian tồi tệ nhất đã qua đi sau khi kinh tế thế giới ảm đạm nhất trong 1 thập kỷ. Làn sóng cắt giảm lãi suất từ các NHTW trên khắp thế giới cũng giúp ích ít nhiều, đồng thời chính sách tiền tệ nới lỏng cũng tạo lực đẩy cho các tài sản rủi ro.
Trong bối cảnh xuất hiện niềm lạc quan cho rằng 2020 sẽ là năm mà cuối cùng kinh tế toàn cầu sẽ có bước ngoặt, theo Bloomberg, nhà đầu tư nên để mắt đến đồng won của Hàn Quốc và đồng đôla Đài Loan.
Nghiên cứu được Bloomberg thực hiện trên 9 đồng tiền châu Á mới nổi cho thấy đây sẽ là 2 đồng tiền có diễn biến tốt nhất, dựa vào các phân tích về mức độ tương quan giữa chúng với tăng trưởng kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc và diễn biến của lợi suất trái phiếu Mỹ trong 5 năm qua.
Won Hàn Quốc và đôla Đài Loan là những đồng tiền châu Á nhạy cảm nhất với kinh tế toàn cầu, dù hiện nay đồng đô Đài Loan đã ở mức khá cao và do đó đà tăng sẽ bị hạn chế.
Dù đồng rupee Ấn Độ cũng xếp ở thứ hạng cao về mức độ tương quan với tăng trưởng toàn cầu, lợi suất trái phiếu Mỹ tăng lên dù chỉ rất nhỏ cũng sẽ tác động mạnh đến đồng nội tệ của Ấn Độ do mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Trong khi đó đồng peso của Philippines – vốn đã tăng mạnh nhất ở khu vực trong quý này, sẽ ít hưởng lợi nhất từ việc kinh tế toàn cầu khởi sắc vì lý do tương tự.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu như kinh tế Trung Quốc tiếp tục giảm tốc có kiểm soát như hiện tại, các đồng rupiah của Indonesia, baht của Thái Lan và đôla Singapore sẽ phải chịu tác động tiêu cực vì khá nhạy cảm với sức khỏe kinh tế Trung Quốc.
Ngoài ra nếu như căng thẳng thương mại đột ngột bùng phát, chi tiêu tiêu dùng của Mỹ sụt giảm hoặc nếu Mỹ đảo ngược lại chính sách thuế sau cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020, thị trường tiền tệ châu Á sẽ bị ảnh hưởng mạnh.
Tham khảo Bloomberg