Hai nhà băng hé lộ kế hoạch bán vốn cho NĐT nước ngoài, nhiều cổ phiếu ngân hàng tăng giá tuần qua
Nhiều ngân hàng cũng công bố triển khai kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành cổ phiếu thưởng trong tuần qua.
- 08-07-2023Mất thẻ ATM, khách có bị mất tiền?
- 08-07-2023Một ngân hàng chuẩn bị tiếp tục giảm lãi suất tiền gửi
- 08-07-2023Người dân tiếp tục dồn tiền gửi ngân hàng
Cổ phiếu ngân hàng tuần qua (3-7/7/2023) diễn biến phân hóa với 12/27 mã giảm giá, 4 mã không thay đổi và 11 mã tăng giá.
Trong đó, SHB và NAB tăng giá mạnh nhất (+8%). Giá cổ phiếu SHB tăng mạnh sau thông tin ngân hàng chuẩn bị chia cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ 18%, dự kiến chốt danh sách vào ngày 25/7. Ngoài ra, SHB có một thông tin đáng chú ý nữa là kế hoạch bán vốn. Theo nguồn tin của Reuters, SHB đang trong quá trình đàm phán bán 20% vốn cho nhà đầu tư nước ngoài. Một số nhà đầu tư từ Hàn Quốc và Nhật Bản đã tiếp cận SHB trong thương vụ này, với định giá ngân hàng có thể đạt mức 2-2,2 tỷ USD. Trong khi đó, vốn hóa thị trường hiện nay của SHB tương đương 1,7 tỷ USD.
Cổ phiếu NAB của NamABank cũng tăng mạnh với 4/5 phiên đóng cửa trong sắc xanh. Trong tuần, ngày 6/7 là ngày giao dịch không hưởng quyền để NAB thực hiện trả cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 25%. Đóng cửa ngày 7/7, giá cổ phiếu NAB ở mức 12.200 đồng/cp. Đáng chú ý, NAB ghi nhận lượng giao dịch thỏa thuận khá lớn trong tuần này, với giá trị trao tay 418 tỷ đồng.
Nhiều cổ phiếu khác cũng diễn biến tích cực như LPB (+6,3%), SSB (+5,9%), VCB (+5%), BID (+2,2%),…
Với mức đóng cửa ngày 7/7 là 105.000 đồng/cp, VCB đã trở lại mức giá cao nhất lịch sử (giá đã điều chỉnh). Vốn hóa Vietcombank đóng cửa tuần ở mức 496.914 tỷ đồng, cao hơn cả tổng vốn hóa của hai doanh nghiệp đứng kế sau là Vinhomes (235.136 tỷ) và BIDV (224.093 tỷ). Cổ đông Vietcombank nhận tin tui khi ngân hàng vừa thông báo ngày 26/7 là ngày đăng ký cuối cùng hưởng quyền nhận cổ tức tỷ lệ 18,1%.
Cổ phiếu SSB của SeABank diễn biến tích cực khi ngân hàng có thông tin phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài. Ngân hàng sẽ phát hành riêng lẻ thêm tối đa 94,6 triệu cổ phiếu, tương đương 4,6366% lượng cổ phiếu đang lưu hành để chào bán cho 1 nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, dự kiến là quỹ Norfund (The Norwegian Investment Fund for developing countries - Quỹ đầu tư Na Uy cho các nước đang phát triển). Thương vụ này sẽ đem về cho SeABank tối thiểu 1.217 tỷ đồng và tối đa là 3.503 tỷ đồng.
Ngược lại, nhiều cổ phiếu ngân hàng giảm giá như NVB (-8,5%), EIB (-4,7%), PGB (-3,3%), TCB (-2,5%),…
Cổ phiếu EIB ghi nhận 4 phiên đầu tuần chìm trong sắc đỏ và phục hồi nhẹ vào ngày giao dịch cuối tuần. Cổ phiếu này kết phiên ngày 7/7 ở mức 20.250 đồng/cp. EIB gây chú ý với lượng cổ phiếu trao tay theo phương thức thỏa thuận tuần qua, giá trị tới hơn 1.200 tỷ đồng. Đạc biệt phiên 7/7 chứng kiến tới khối ngoại bán ròng hơn 34 triệu cp EIB thông qua giao dịch thỏa thuận, giá trị gần 700 tỷ đồng.
Về thanh khoản, giá trị giao dịch khớp lệnh toàn ngành tuần qua đạt gần 12.000 tỷ đồng, tương đương với gần 2.400 tỷ đồng/phiên. Trong đó, STB của Sacombank có thanh khoản cao nhất, đạt hơn 2.200 tỷ, tiếp đến là SHB (1.700 tỷ), VPB (1.300 tỷ),…
Nhịp sống thị trường
- Chứng khoán rung lắc, liệu còn cơ hội nào cho cổ phiếu ngân hàng những tháng cuối năm?
- Những ngân hàng nào nắm giữ trái phiếu Novaland?
- Cập nhật bảng xếp hạng 27 ngân hàng theo mô hình CAMEL
- "Dọn đường" đón nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, VPBank nới room ngoại lên 30%
- MSB gần tăng trần, khối ngoại gom mạnh TPB phiên 5/9