MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hai nước đông dân nhất thế giới đã giải cứu dầu Nga và vô hiệu hóa lệnh trừng phạt của phương Tây như thế nào?

16-04-2023 - 14:51 PM | Tài chính quốc tế

Hai nước đông dân nhất thế giới đã giải cứu dầu Nga và vô hiệu hóa lệnh trừng phạt của phương Tây như thế nào?

Hiện Trung Quốc và Ấn Độ nhập khẩu tới gần 90% lượng dầu mà Nga xuất đi

Nga đã hoàn toàn có thể xoay xở tốt trước các lệnh trừng phạt của phương Tây. Lượng dầu mà nước này xuất khẩu đang ở mức cao hơn cả trước khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Và theo các số liệu mứi nhất, Nga làm được điều này là nhờ sự giúp sức của Trung Quốc và Ấn Độ.

Trong quý I, Nga đã xuất khẩu 3,5 triệu thùng dầu mỗi ngày, so với mức 3,35 triệu thùng của cùng kỳ năm ngoái, thời điểm được cho là xung đột ở Ukraine bắt đầu bùng nổ.

Hiện Trung Quốc và Ấn Độ nhập khẩu tới gần 90% lượng dầu mà Nga xuất đi. Theo công ty phân tích hàng hóa Kpler, trung bình mỗi nước nhập khoảng 1,5 triệu thùng mỗi ngày.

Chừng đó là đủ để hấp thụ hết những thùng dầu không còn được các quốc gia châu Âu chấp nhận. Nếu như trước đây thị trường châu Âu là đích đến của gần 2/3 dầu Nga xuất khẩu, hiện khu vực này chỉ chiếm khoảng 8%.

“Cả Trung Quốc và Nga đều đang tận dụng mức giá rẻ và hưởng lợi từ các lệnh trừng phạt mà những nước khác áp đặt lên dầu Nga”, chuyên gia phân tích Matt Smith của Kpler nhận xét.

Sau Trung Quốc và Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ cùng với Bulgaria là những khách hàng lớn nhất của dầu Nga.

Kể cả trước khi Tổng thống Vladimir Putin đưa quân đến Ukraine, Trung Quốc vốn đã là khách hàng hàng đầu của dầu Nga. Năm 2021, khoảng 25% lượng dầu mà nước này nhập khẩu đến từ Nga. Hiện nay tỷ trọng đã tăng lên 36%.

Trong khi đó, trước đây Ấn Độ - nước nhập khẩu dầu lớn thứ 3 thế giới – chỉ có 1% lượng dầu nhập khẩu phụ thuộc vào Nga. Hiện con số đã tăng vọt lên mức 51%.

Mỹ đã dẫn dắt châu Âu và một số nước phương Tây áp đặt lệnh cấm vận cùng với áp giá trần lên dầu Nga. Mục tiêu là đánh mạnh vào nguồn thu mà hoạt động xuất khẩu dầu mỏ mang về cho kinh tế Nga. Theo ước tính của NHTW châu âu, kể từ tháng 2/2022 đến nay, kim ngạch thương mại giữa Eurozone và Nga đã giảm một nửa. Kim ngạch nhập khẩu đặc biệt sụt giảm sau khi EU cấm vận than đá Nga từ tháng 8/2022, dầu thô từ tháng 12/2022 và các sản phẩm dầu tinh chế từ tháng 2/2023.

Dẫu sản lượng không giảm thậm chí còn tăng, chắc chắn là nguồn tiền mà Nga thu được vẫn giảm xuống vì giá giảm mạnh. IEA ước tính doanh thu của Nga sụt giảm khoảng 43% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, gần đây giá dầu đang tăng và có xu hướng tiếp tục tăng từ nay đến cuối năm vì Trung Quốc mở cửa trở lại khiến lực cầu tăng mạnh, trong khi OPEC và Nga cắt giảm nguồn cung.

Tham khảo Business Insider


Tú Anh

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên