Hải Phòng đã làm được những điều kỳ diệu gì?
Hải Phòng đã và đang làm gì để chinh phục mục tiêu trở thành 1 trong những trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước?
- 27-10-2021Dự án điện khí LNG Bạc Liêu 4 tỷ USD kiến nghị gì với Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ?
- 27-10-2021Tỷ lệ giá nhà trên thu nhập tại TP. HCM vượt cả Bangkok, Singapore, Jakarta, Tokyo...
- 27-10-2021Cải cách như thế nào để BHXH hấp dẫn người lao động hơn?
Bất chấp đại dịch, thu hút FDI tăng 3,25 lần
Khoảng 5 năm trở lại đây, với việc tập trung đầu tư, mở rộng các khu công nghiệp, khu kinh tế... Hải Phòng "bừng sáng", khi trở thành điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư thuộc các tập đoàn lớn trong, ngoài nước như: LG Bridgestone, AEON, Vingroup, Sun Group, Geleximco... Các lĩnh vực được các tập đoàn đầu tư như: công nghiệp, đô thị, thương mại, du lịch, nông nghiệp, y tế, giáo dục.
Tính riêng giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân của Hải Phòng tăng 14,02%, gấp 2 lần giai đoạn 2010 - 2015 và gấp 2,1 lần tốc độ tăng chung của cả nước. Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 408 nghìn tỷ đồng, trong đó thu nội địa 5 năm đạt 120 nghìn tỷ đồng, gấp 2,65 lần giai đoạn 2010 - 2015.
Trong 9 tháng đầu năm 2021, dù chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, song tổng thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại TP.Hải Phòng đạt 2.849,47 triệu USD, gấp 3,25 lần so với cùng kỳ năm 2020 và đạt 113,97% kế hoạch. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 19,68% so với cùng kỳ năm trước.
Đánh giá về môi trường đầu tư tại Hải Phòng, ông Park Jae Hong - Phó tổng giám đốc công ty TNHH LG Display Việt Nam Hải Phòng khẳng định: "Môi trường đầu tư tại Việt Nam trên toàn quốc là môi trường đầu tư tuyệt với đối với các doanh nghiệp nước ngoài.
Đặc biệt, tại TP. Hải Phòng, với sự quan tâm, hỗ trợ, theo sát doanh nghiệp và những hỗ trợ về thủ tục hành chính, giảm thiểu tối đa sự khó khăn, nên trong thời gian ngắn nhất chúng tôi đã tăng vốn. Việc tăng vốn đầu tư mới, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp luôn mong muốn cùng phát triển đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của TP. Hải Phòng nói riêng, và tăng trưởng nền kinh tế của Việt Nam nói chung".
Chưa bao giờ thành phố có được cơ đồ vị thế như hiện nay
Không chỉ đầu tư phát triển các khu công nghiệp, giai đoạn 2015 - 2020, Hải Phòng đã huy động tổng nguồn lực tới gần 44.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Hàng loạt cây cầu lớn nhỏ, các tuyến đường liên tỉnh, các nút giao thông trọng điểm được khởi công, xây dựng.
Hệ thống cảng biển, đường hàng không cũng không ngừng được hiện đại hóa. Điển hình như cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện, với các tuyến vận tải biển mới, trực tiếp kết nối với Châu Âu, Hoa Kỳ; Cảng hàng không quốc tế Cát Bi cấp 4E, đảm bảo khai thác được máy bay hiện đại cỡ lớn.
Năm 2019, Bộ Chính trị khóa XII đã ban hành Nghị quyết 45-NQ/TW về xây dựng và phát triển TP. Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045. Nghị quyết đã đề ra những định hướng phát triển Hải phòng trở thành thành phố hàng đầu châu Á trong tương lai gần.
Cụ thể hóa mục tiêu trên, TP. Hải Phòng dự kiến trong vòng 5 năm tới xây dựng 100 cây cầu với tổng vốn đầu tư lên đến 38.000 tỷ đồng. Đồng thời, xây thêm 15 khu công nghiệp mới với diện tích hơn 6.400 ha. Trong đó, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn như chế tạo các sản phẩm máy móc, phương tiện phục vụ ngành kinh tế biển, các thiết bị điện tử công nghệ cao.
Cùng với bến container số 3, số 4 vừa được khởi động, TP. Hải Phòng tập trung định hướng đầu tư xây dựng từ 6 - 8 bến tiếp theo của Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng; hoàn thành xây dựng nhà ga số 2 và khu vực logistics hàng hóa của Cảng hàng không quốc tế Cát Bi. Ngoài ra, phấn đấu xây dựng phát triển khu du lịch Cát Bà, Đồ Sơn trở thành trung tâm du lịch quốc tế, và Hải Phòng trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước.
Đặc biệt, TP. Hải Phòng đang xây dựng Đề án cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển thành phố theo Nghị quyết số 45 của Bộ Chính trị, thực hiện mục tiêu có khu thương mại tự do riêng.