Hai quốc gia ở EU bỏ phiếu trắng về áp giá trần khí đốt
Ảnh minh họa: DW
Áo, Hà Lan là hai quốc gia bỏ phiếu trắng về áp giá trần khí đốt châu Âu.
- 20-12-2022Bạn đổ xăng hết bao nhiêu? Ông chủ cũ của CLB Chelsea vừa bỏ ra hơn 52 tỷ để ‘đổ xăng’ cho chiếc siêu du thuyền trị giá hơn 14.000 tỷ của mình
- 20-12-2022Ngấm đòn đau từ hóa đơn năng lượng 1.000 tỷ USD, EU khẩn trương thống nhất giá trần khí đốt sau nhiều tuần 'nâng lên đặt xuống'
- 19-12-2022Cung cầu bấp bênh - dấu hiệu kỷ nguyên của dầu giá rẻ đã kết thúc?
Theo Bộ trưởng Năng lượng Hà Lan Rob Jetten, nước này và Áo là hai quốc gia bỏ phiếu trắng về áp giá trần khí đốt mới của EU do lo ngại về những gián đoạn lớn đối với an ninh năng lượng và thị trường tài chính châu Âu.
Giới hạn giá khí đốt mới của EU được thiết kế để hạn chế giá khí đốt tăng quá cao ở châu Âu nhưng không phải nước nào cũng đồng ý.
Bộ trưởng Jetten, vốn hoài nghi về biện pháp này, cho biết: “Tôi vẫn lo lắng về tình trạng gián đoạn gia tăng trên thị trường năng lượng châu Âu, về những tác động tài chính và trên hết, tôi lo lắng về an ninh nguồn cung của châu Âu”.
Sau khi được áp dụng, biện pháp này sẽ giới hạn giá tại trung tâm giao dịch khí đốt chính của EU nếu giá vượt quá 180 euro mỗi Megawatt giờ (MWh) trong ba ngày làm việc liên tiếp và nếu cao hơn giá khí đốt toàn cầu từ 35 euro mỗi MWh trở lên.
Biện pháp này sẽ có hiệu lực trong một năm và khi được kích hoạt, sẽ hạn chế giá khí đốt ở một mức nhất định tùy thuộc vào giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) toàn cầu.
Đức - một quốc gia hoài nghi khác về biện pháp này – cuối cùng đã ủng hộ do tham vọng ngày càng cao trong một đạo luật đi kèm nhằm thúc đẩy năng lượng tái tạo.
Nhưng ông Jetten cho rằng cơ chế này vẫn có khả năng không an toàn và không giải quyết được vấn đề cốt lõi gây ra những khó khăn về năng lượng của châu Âu.
Ông Jetten nói: “Để giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu, chúng ta cần tiết kiệm năng lượng và cùng nhau mua khí đốt để ngăn ngừa giá tăng mạnh".
Báo Tin tức