Hai siêu cường bắt tay nhau chạy đua tìm kho báu của thế giới ở khu vực Trung Quốc đang gia tăng ảnh hưởng: Để không còn quá phụ thuộc vào nguồn cung của Bắc Kinh
Một thợ khai thác thủ công, cầm một viên đá coban tại mỏ thủ công Shabara gần Kolwezi, Cộng hòa Dân chủ Congo, vào ngày 12/10/2022. Ảnh: JUNIOR KANNAH/AFP/Getty Images
Các mỏ khoáng sản quan trọng với công nghệ xanh đang là mối quan tâm của cả thế giới và châu Phi đang là miền đất hứa.
- 06-09-2023Sức hấp dẫn của vương quốc siêu giàu đón nhận dòng tài sản khổng lồ từ Nga
- 05-09-2023Nhà rộng 300 m2 có giá chưa đến 800 triệu: Giới trẻ tứ phương đổ xô đến nền kinh tế hàng đầu châu Á để mua những bất động sản 'rẻ như cho', 'hô biến' thành khoản đầu tư siêu lời
- 05-09-2023Cổ phiếu bất động sản ở quốc gia này tăng phi mã sau tín hiệu vui từ chính phủ
Nhật Bản và Anh dự kiến sẽ cùng đầu tư vào các khoáng sản quan trọng ở châu Phi. Đôi bên sẽ thiết lập một khuôn khổ để thảo luận về an ninh kinh tế ở cấp bộ trưởng và đưa vấn đề về chuỗi cung ứng vào chương trình nghị sự.
Ông Yasutoshi Nishimura, Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, thăm Vương quốc Anh và gặp Bộ trưởng Kinh doanh và Thương mại Anh Kemi Badenoch vào ngày 6/9. Các bộ trưởng sẽ đưa ra một tuyên bố chung bao gồm cuộc đối thoại chính sách kinh tế và thương mại Nhật Bản – Anh. Các bộ trưởng dự kiến sẽ cùng soạn thảo một văn kiện chung về các khoáng sản quan trọng vào cuối năm nay.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh các mỏ coban và niken đang được cả thế giới quan tâm. Chúng rất quan trọng đối với công nghệ xanh như xe điện và năng lượng gió. Nhật Bản hiện phụ thuộc vào một số quốc gia như Trung Quốc để nhập các loại khoáng sản này.
Theo khuôn khổ mới, Nhật Bản sẽ cùng Anh tìm kiếm các địa điểm khai thác, xây dựng các cơ sở sản xuất ở những khu vực giàu khoáng sản như châu Phi, nhằm đa dạng hóa nguồn cung.
Tại châu Phi, Zambia là quốc gia nổi tiếng với nguồn tài nguyên đồng và niken. Còn Congo cung cấp khoảng 70% lượng coban trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia đang thể hiện sự quan tâm đến nguồn tài nguyên chưa được phát triển và khai thác của Mali và Ghana.
Vào tháng 8, Vương quốc Anh đã bắt tay Zambia hướng tới đầu tư xanh công và tư nhân với tổng trị giá 3 tỷ bảng Anh (3,77 tỷ USD). Ngoài ra, Anh và Nam Phi cũng đã đồng thuận tổ chức đối thoại cấp bộ trưởng thường xuyên về các khoáng sản quan trọng.
Nhật Bản cũng đang nỗ lực tăng cường quan hệ với các quốc gia châu Phi. Ông Nishimura đã đến thăm 5 quốc gia, trong đó có Namibia vào tháng 8.
Nhật Bản và Anh cũng đặt mục tiêu cạnh tranh với sức ảnh hưởng ngày một gia tăng của Trung Quốc ở châu Phi. Trung Quốc cũng đang đầu tư mạnh vào châu Phi để khai thác khoáng sản và cơ sở hạ tầng.
Ngoài khoáng sản, Nhật Bản và Anh kỳ vọng sẽ thiết lập cơ chế phát hiện tình trạng thiếu hụt các mặt hàng quan trọng như chất bán dẫn và pin lưu trữ. Việc tạo ra khuôn khổ để các bộ trưởng chia sẻ thông tin sẽ giúp hai nước chuẩn bị trước nếu xảy ra đứt gãy chuỗi cung ứng.
Tham khảo Nikkei
Nhịp Sống Thị Trường
- Buồn của nền kinh tế số 1 châu Á: Thành phố công nghiệp top đầu chìm vào ‘giấc ngủ’, hàng loạt nhà máy đóng cửa, người trẻ lũ lượt di cư bỏ lại nhà cửa trống rỗng
- Vỡ mộng chuyện cầm chưa đến 250 triệu đồng mua được căn nhà đất tại nền kinh tế lớn thứ tư thế giới: Món hời hay ‘hố đen hút tiền’?
- Ngủ quên trên chiến thắng quá lâu, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới giờ đây bị gán mác ‘gã ốm yếu’ của châu Âu, bị Mỹ và Trung Quốc bỏ xa trong kỷ nguyên công nghệ
- Buồn của Trung Quốc: Tỷ lệ thất nghiệp tăng kỷ lục, người trẻ lũ lượt về quê ‘nghỉ hưu non’, ‘viện dưỡng lão’ cho thanh niên mọc lên nhan nhản
- Trung Quốc rộ lên xu hướng 'suất ăn cho người nghèo', chuyên gia nhận định tình hình hiện tại như 'thập kỷ mất mát' ở Nhật Bản