Hai vợ chồng được chẩn đoán mắc bệnh ung thư trực tràng trong 3 tháng, nguyên nhân là từ một thói quen ăn uống giống nhau
Cuộc sống ít vận động, chế độ ăn uống không điều độ và thường xuyên thức khuya cùng những thói quen xấu khác cũng là những yếu tố quan trọng gây ra bệnh ung thư trực tràng.
- 02-01-2022Nữ nhà văn bị ung thư ruột nhưng 19 năm không hề tái phát, lại trông trẻ hơn tuổi thật 20 năm: Bí quyết đến từ một bát canh rau vừa ngon lại rẻ
- 02-01-2022Mũi và phổi là “đối tác ăn ý”: Nếu mũi xuất hiện 3 dấu hiệu bất thường, hãy cẩn thận với các vấn đề về phổi!
- 02-01-20223 dấu hiệu lipid trong máu đang tăng vọt: Vừa đi bộ vừa bổ sung 4 loại thực phẩm này, mỡ máu cao mấy cũng giảm được
Vào tháng 7 năm nay, cô Lý, 38 tuổi, đi ngoài thấy phân lỏng, dính và có màu đen nên đến bệnh viện khám. Cuối cùng, cô được chẩn đoán mắc bệnh ung thư trực tràng ( ung thư ruột ). Ba tháng sau, chồng cô bị đau bụng và cũng thấy có máu trong phân. Khi nhập viện cũng được chẩn đoán là ung thư trực tràng và di căn gan.
Cả hai cặp vợ chồng cô Lý lần lượt được chẩn đoán mắc bệnh ung thư trực tràng và bác sĩ nhấn mạnh rằng điều này liên quan nhiều đến chế độ ăn uống. Hỏi ra mới biết, cả hai vợ chồng đều thích ăn thịt, ít ăn rau.
Bác sĩ nhấn mạnh, chế độ ăn uống hàng ngày có tác động đến cơ thể chúng ta rất nhiều. Trong chế độ ăn hàng ngày, ăn nhiều calo, nhiều chất béo, nhiều đạm, ít rau, thường xuyên ăn thịt nướng, uống cà phê trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Axit mật là một axit hữu cơ có cấu trúc giống như cholesterol trong mật do gan tiết ra và được cô đặc bởi túi mật. Nó có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất béo. Chế độ ăn giàu chất béo động vật bão hòa và protein có thể kích thích tổng hợp và bài tiết axit mật, thúc đẩy axit mật đi vào ruột, ức chế tái hấp thu axit mật ở ruột non, tạo ra axit mật và các chất chuyển hóa của chúng thành axit lithocholic và axit deoxycholic trong ruột già. Nồng độ cao của axit mật và các chất chuyển hóa của chúng có thể kích thích ung thư trong lòng ruột.
Ngoài ra, cuộc sống ít vận động, chế độ ăn uống không điều độ và thường xuyên thức khuya cùng những thói quen xấu khác cũng là những yếu tố quan trọng gây ra bệnh ung thư trực tràng.
Những biểu hiện ban đầu của bệnh ung thư trực tràng là gì?
Ung thư trực tràng giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng. Đi tiêu bất thường thường xảy ra ở giai đoạn giữa và cuối với các triệu chứng như cuối như phân loãng, phân dính, có máu trong phân và có viền đen. Một số người cũng bị sụt cân dần dần và khó chịu ở bụng. Sau đó, nếu có thể sờ thấy khối u ở bụng thì đó có thể là do phân tích tụ trong khoang ruột hoặc có thể là một khối u, khi sờ vào sẽ có các mức độ đau khác nhau.
Một số bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối còn có biểu hiện tắc ruột. Chủ yếu là tắc ruột do khối u, người bệnh sẽ đau bụng, chướng bụng, táo bón... Tình trạng tắc ruột sẽ tiếp tục trầm trọng hơn và các triệu chứng của bệnh nhân sẽ tiếp tục xấu đi. Một số bệnh nhân còn bị đau bụng kịch phát.
Làm thế nào để ngăn ngừa ung thư ruột trong cuộc sống?
1. Tăng lượng thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ có thể làm tăng nhu động đường tiêu hóa và thúc đẩy đại tiện, làm loãng các chất gây ung thư trong ruột kết và giảm tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng một cách hiệu quả. Bạn có thể bổ sung chất xơ bằng cách ăn nhiều trái cây và rau hơn trong cuộc sống như táo, rau lá xanh, khoai lang, khoai mỡ, ngũ cốc nguyên hạt, bánh đa ngũ cốc và bánh mì nguyên hạt.
2. Tránh chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ
Theo các cuộc điều tra, cơ thể con người có mối quan hệ chặt chẽ giữa năng lượng nạp vào và sự xuất hiện của bệnh ung thư đại trực tràng . Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu calo bao gồm thực phẩm giàu chất béo, chất đạm và chất bột đường cao dẫn đến sự mất cân bằng trong dinh dưỡng, tăng nguy cơ phát triển ung thư trực tràng.
3. Khám sức khỏe định kỳ
Cần phải khám sức khỏe định kỳ hàng năm, xét nghiệm tìm máu trong phân và khám hậu môn là những việc cần thiết nên làm để phát hiện sớm và phòng ngừa ung thư ruột cũng như các bệnh hậu môn trực tràng.
Tựu chung lại, hầu hết các loại bệnh đều chịu ảnh hưởng nhiều từ thói quen sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Chỉ cần xây dựng những thói quen sinh hoạt tốt trong cuộc sống và tích cực thì chúng ta mới có thể bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng và phòng bệnh.
Pháp luật và bạn đọc