Hạn mức đất ở được xác định như thế nào?
Việc xác định hạn mức đất ở được quy định thế nào và hạn mức này có sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị ra sao?
Khái niệm đất ở và hạn mức đất ở
Đất ở là gì?
Theo quy định tại mục I Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 28/2014/TT-BTNMT, đất ở là diện tích đất được sử dụng vào các mục đích xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ đời sống và đất vườn, ao gắn liền với nhà ở trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư.
Đất ở được ký hiệu là OTC. Đất ở được chia ra thành đất ở đô thị và đất ở nông thôn.
Hạn mức đất ở là gì?
Hạn mức giao đất ở là mức giới hạn diện tích đất ở Nhà nước giao cho người dân thông qua quyết định giao đất hay nói cách khác là diện tích đất mà hộ gia đình, cá nhân được phép sử dụng tối đa.
Hạn mức giao đất ở là mức giới hạn diện tích đất ở Nhà nước giao cho người dân thông qua quyết định giao đất hay nói cách khác là diện tích đất mà hộ gia đình, cá nhân được phép sử dụng tối đa.
Pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có quy định hay giải thích về hạn mức công nhận đất ở là gì.
Điểm a khoản 4 Điều 103 Luật Đất đai 2013 có quy định:
“Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện, tập quán tại địa phương quy định hạn mức công nhận đất ở cho mỗi hộ gia đình phù hợp với tập quán ở địa phương theo số lượng nhân khẩu trong hộ gia đình”.
Như vậy, có thể hiểu rằng hạn mức công nhận đất ở là diện tích tối đa được xác định là đất ở khi đó người sử dụng đất có quyền, nghĩa vụ khi sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật.
Tuy đây là mức giới hạn diện tích đất ở nhưng điều đó cũng không đồng nghĩa với việc khi cơ quan có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng đất thì các đối tượng là những người dân cũng sẽ chỉ được cấp Giấy chứng nhận cho phần diện tích đất ở nhỏ hơn hoặc bằng hạn mức.
Thay vào đó thì người dân vẫn sẽ được cấp Giấy chứng nhận cho toàn bộ diện tích thửa đất nếu như thửa đất đó đã đủ điều kiện cấp sổ (cấp vượt hạn mức).
Hạn mức đất ở được xác định như thế nào?
Hạn mức đất ở sẽ được xác định theo quy định về hạn mức tại từng địa phương.
Hạn mức công nhận đất ở
Theo Điều 103 Luật Đất đai năm 2013 quy định cách xác định diện tích đất ở đối với thửa đất có vườn, ao như sau:
“Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành từ ngày 18/12/1980 đến trước ngày 01/07/2004 và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 mà trong giấy tờ đó không ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được xác định do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện, tập quán tại địa phương quy định hạn mức công nhận đất ở cho mỗi hộ gia đình phù hợp với tập quán ở địa phương theo số lượng nhân khẩu trong hộ gia đình.”
Như vậy, hạn mức giao đất ở được xác định dựa trên những căn cứ theo giấy tờ sử dụng đất. Khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên đó nội dung ghi là đất ở thì diện tích đó được công nhận là đất ở.
Nói cách khác diện tích đất ở được thể hiện rõ ràng và chính xác nhất trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trong trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyết định giao đất thì xác định như sau:
- Nếu đất sử dụng ổn định mà không phải do lấn chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép thì loại đất được xác định theo hiện trạng đất đang sử dụng.
- Nếu đất đang sử dụng có nhà ở thì được công nhận là đất ở theo quy định.
- Nếu đất đang sử dụng đất do lấn chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép thì căn cứ vào nguồn gốc, quá trình quản lý, sử dụng đất để xác định loại đất.
- Trường hợp đất sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau mà không thuộc trường hợp đất ở có vườn, ao trong cùng thửa đất, nếu xác định được ranh giới sử dụng giữa các mục đích thì tách thửa đất theo từng mục đích và xác định mục đích cho từng thửa đất đó, nếu không xác định được ranh giới sử dụng giữa các mục đích thì mục đích sử dụng đất chính được xác định theo loại đất có mức giá cao nhất trong bảng giá đất.
Hạn mức giao đất ở
Khoản 2 Điều 143 Luật Đất đai 2013 quy định về đất ở tại nông thôn nêu:
“Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, UBND cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn. Diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương”.
Khoản 4 Điều 144 Luật Đất đai năm 2013 quy định về đất ở đô thị nêu:
“UBND cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở. Diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở”.
Như vậy căn cứ vào hai quy định trên, hạn mức giao đất ở được xác định như sau:
- Đối với đất ở tại nông thôn: Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, UBND cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn. Diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.
- Đối với đất ở tại đô thị: UBND cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở. Diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở.
Tuy cách xác định hạn mức giao đất ở nông thôn và hạn mức giao đất ở đô thị khác nhau, tùy vào mỗi địa phương nhưng cơ quan có thẩm quyền quy định về hạn mức đất ở tại 2 địa phương này cũng không có sự khác biệt.
Cơ quan có thẩm quyền quy định về hạn mức giao đất ở đều là UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Đời sống pháp luật