Hàn Quốc đang giữ “ngôi vương” đầu tư vào Việt Nam, và đây là những kiến nghị của họ tại VBF 2016
Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2016 diễn ra sáng nay, ông Han Dong Hee, Chủ tịch Hội doanh nghiệp Hàn Quốc (Kocham) tại Việt Nam đã trình bày một số vấn đề pháp lý hiện gây khó khăn cho các nhà đầu tư Hàn Quốc và kiến nghị một số giải pháp.
- 05-12-2016“Chưa bao giờ Chính phủ lắng nghe doanh nghiệp như bây giờ!”
- 05-12-2016Đây là lý do khiến những doanh nghiệp như Samsung khó chuyển giao công nghệ cho người lao động Việt!
- 04-12-2016Cơ hội và thách thức cho DN Việt Nam trước xu hướng công nghệ hiện đại
- 02-12-2016Đại diện Ogilvy Việt Nam lên tiếng về mối quan hệ với Vinastas và ông Nguyễn Thanh Sơn
Trong nhiều năm qua, quy mô đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam đã vượt qua nhiều đối thủ. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 2 năm từ 2014 – 2015, Hàn Quốc đã vượt qua Nhật Bản trở thành quán quân đầu tư tại Việt Nam.
Hàn Quốc đang đầu tư vào Việt Nam 50 tỷ USD với 5.593 dự án, đứng đầu trong số 112 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Các nhà đầu tư Hàn Quốc đầu tư vào 19 lĩnh vực, chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, kinh doanh bất động sản và xây dựng. Các dự án này được trải dài trên 19 tỉnh thành phố của Việt Nam, tập trung lớn nhất tại Bắc Ninh, Hà Nội và Đồng Nai.
Dù nhận được nhiều sự hỗ trợ, tuy nhiên, phía doanh nghiệp Hàn Quốc cho rằng vẫn tồn đọng một số vấn đề pháp lý đang gây trở ngại cho họ mà theo ông Han Dong Hee, đó là những khó khăn khi nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng; vấn đề về thuế nhập khẩu máy móc cho doanh nghiệp chế xuất sử dụng dưới hình thức cho thuê tài chính và quy định về thuế đối với hoạt động nhập khẩu vào Việt Nam theo các điều kiện DAT, DAP, DDP của Incoterms.
Đối với vấn đề thứ nhất, đại diện phía doanh nghiệp Hàn Quốc đã kiến nghị một số ý kiến. Đó là bãi bỏ quy định về tuổi của thiết bị đã qua sử dụng không quá 10 năm. Nếu thực sự cần thiết phải quy định, thì cần phải có sự phối hợp giữa Bộ KH&CN với Bộ Công Thương trong việc ban hành các quy định cho thống nhất. Đồng thời, ông Han Dong Hee cũng đề xuất không nên quá cứng nhắc, đổ đồng tất cả các loại thiết bị đã qua sử dụng với nhau.
Ông Han Dong Hee cũng đề nghị cần có quy định cụ thể hơn về cơ quan có thẩm quyền xác nhận danh mục thiết bị đã qua sử dụng cũng như thủ tục xuất nhập khẩu đối với trường hợp các thiết bị này được sử dụng cho các dự án đầu tư mới và mở rộng.
Vấn đề thứ 2 gây khó khăn cho doanh nghiệp Hàn Quốc là quy định về thuế nhập khẩu đối với máy móc cho doanh nghiệp chế xuất sử dụng dưới hình thức cho thuê tài chính.
Theo đó, khi so sánh giữa công văn 504/TXNK-CST mới ban hành ngày 22/3/2016 với quy định cũ thì các doanh nghiệp Hàn Quốc gặp nhiều bất lợi.
“Vì vậy, chúng tôi xin kiến nghị cơ quan nhà nước cân nhắc, bổ sung vào các quy định hiện hành nội dung như Điều 22 của Nghị định 16/2001/NĐ-CP: thuế đối với máy móc, thiết bị, các phương tiện vận chuyện và các động sản khác mà công ty cho thuê tài chính mua trong nước hoặc nhập khẩu để cho thuê được áp dụng như trường hợp bên thuê trực tiếp mua hoặc nhập khẩu các tài sản này”, ông Han Dong Hee nói.
Vấn đề cuối cùng mà cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc mong mỏi chính là được nới lỏng quy định về thuế đối với hoạt động nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam theo các điều kiện DAT, DAP, DPP của Incoterms.