Hàng chục người nuôi tôm hùm bị quỵt nợ
Giao dịch mua bán dựa vào niềm tin, không có căn cứ pháp lý đã khiến hàng chục hộ nuôi tôm hùm các tỉnh Nam Trung Bộ bị quỵt tiền, rơi vào cảnh trắng tay.
- 15-01-2023Tôm hùm, cua Cà Mau tăng giá kinh khủng
- 03-01-2023Tôm hùm rớt giá, vắng thương lái thu mua
- 17-12-2022Chuyện lạ: Tôm hùm Alaska, cua hoàng đế... đại hạ giá gần 1 triệu đồng, rau xanh lại đắt ngang với tiền thịt, cá
Câu chuyện xảy ra tại vùng nuôi tôm hùm ở vịnh Cam Ranh, Khánh Hòa trong năm ngoái, nhưng đến lúc này nhiều người vẫn xôn xao. Khi đó không dưới chục người nuôi tôm hùm rơi vào cảnh trắng tay. Tôm hùm được người nuôi bán cho một thương lái mà tiền không thấy đâu. Số tiền bị quỵt nợ lên đến cả chục tỷ đồng.
Còn tại vùng nuôi tôm hùm ở thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, trong thời gian xảy ra dịch COVID-19, một đối tượng đứng ra mua gom tôm hùm với giá cao, nhưng sau đó lại chiếm luôn số tiền bán tôm hùm của 50 hộ dân.
Nam Trung Bộ là vùng nuôi tôm hùm chủ lực của cà nước, sản lượng mỗi năm đưa ra thị trường khoảng 2.500 tấn.
Mỗi lần xuất bán, số tiền bán tôm hùm của một hộ nuôi thường dao động từ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng. Hôm nay bán tôm hùm nhưng nhanh thì vài ngày sau đó, chậm thì nửa tháng, thậm chí 1 - 2 tháng thương lái mới thanh toán tiền bán tôm hùm.
Giao dịch mua bán chỉ có một bằng chứng là những mảnh giấy nhỏ, trên đó chỉ ghi số lượng tôm hùm mà thương lái đã mua. Người người nuôi tôm hùm biết giao dịch mua bán dựa vào niềm tin, không có căn cứ pháp lý, tiềm ẩn rủi ro song vẫn chấp nhận.
Nam Trung Bộ là vùng nuôi tôm hùm chủ lực của cà nước, sản lượng mỗi năm đưa ra thị trường khoảng 2.500 tấn. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ tôm hùm vẫn còn nhiều bấp bênh khi 80% sản lượng bán qua Trung Quốc theo tiểu ngạch thông qua nhiều khâu trung gian mua đi bán lại. Đây là lý do khiến cho người nuôi tôm hùm phải chấp nhận mọi kiểu mua bán mà thương lái đưa ra. Rủi ro bị quỵt nợ, bị mất tiền cứ thế mà chực chờ ở những vùng nuôi tôm hùm.
VTV.VN