MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

800.000 thùng dầu “mất tích” đi đâu mỗi ngày trong suốt 1 năm?

18-03-2016 - 16:17 PM | Thị trường

Cơ quan năng lượng quốc tế thừa nhận đã để "mất dấu" 800.000 thùng dầu mỗi ngày trong cả năm 2015 mà chưa rõ nguyên nhân, Sputniknews đưa tin.

Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) – cơ quan theo dõi sản lượng và giao dịch dầu mỏ toàn cầu – vừa thông báo rằng họ không tìm được dấu vết của một lượng lớn dầu trong năm 2015. Lần mới đây nhất sự việc tương tự xảy ra là 17 năm về trước vào năm 1998.

Cụ thể, trong năm 2015, IEA tính toán lượng thừa cung dầu vào khoảng 1,9 triệu thùng mỗi ngày. 770.000 thùng trong số đó đã được cất trữ trong các nhà kho trên đất liền. 300.000 thùng đang lưu trong các đường ống.

Như vậy, hiện còn 800.000 thùng dầu chưa rõ tung tích, không rõ ai mua chúng, hoặc chúng đang được cất trữ ở đâu. Chỉ riêng trong 3 tháng cuối năm 2015, con số thùng dầu bị mất tích tăng lên tới 1,1 triệu thùng mỗi ngày, chiếm 43% mức thừa cung ước tính.

Sự việc chỉ được xới lên khi giá dầu toàn cầu đổ xuống đáy thấp kỷ lục, dưới sức ép từ sản lượng thừa thãi của các quốc gia Vịnh Gulf.

Một số người cho rằng số chênh lệch này là minh chứng phủ nhận giả thiết cung dầu đang vượt quá cầu. 800.000 thùng dầu kể trên không tồn tại, nó là kết quả của việc tính toán sai.

Phòng giải trình chính phủ Mỹ – cơ quan tư vấn độc lập của Quốc hội Mỹ - đã xem xét số liệu và đưa ra kết luận rằng "hạn chế trong thống kê có thể dẫn đến sai số, mặc dù chưa rõ tại sao lại ra mức sai lệch này".

Trung Quốc cũng có thể là một nguyên nhân khác. IEA cho rằng nhu cầu tích trữ thực tế của các nước ngoài nhóm Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) là cao hơn so với thống kê, điển hình là Trung Quốc.

Mặc dù chưa có giả thiết nào được xác nhận, vẫn có hai kết luận khá rõ ràng tính đến thời điểm này. Thứ nhất, việc theo dõi số liệu cung – cầu dầu là một nhiệm vụ khó khăn. Thứ hai, bất kể 800.000 thùng dầu/ngày trên có tồn tại không, thì tình trạng thừa cung vẫn đang sản sinh những tác động khó lường.

Theo Thảo Mai

BizLive

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên