MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

[Hàng hóa nổi bật ngày 09/03]: Kiến nghị điều tra chống bán phá giá sợi Filament

09-03-2015 - 22:15 PM | Thị trường

Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương kiến nghị khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với một số mặt hàng sợi Filament NK nhằm tạo lập môi trường cạnh tranh công bằng để DN sản xuất sợi trong nước nâng cao sức cạnh tranh.

Tóm tắt:

- Hiệp hội bông sợi Việt Nam có công văn gửi Thủ tương Chính phủ, Bộ Công thương kiến nghị chống bán phá giá sợi Filament nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh;

- Việc mở rộng mạnh mẽ, triển khai một cách cấp tập trong việc trồng cây mác-ca tại một số địa phương gây ra nhiều ý kiến trái chiều;

- Vài ngày trở lại đây, trời rét kèm theo mưa phùn khiến giá rau xanh ở Hà Nội tăng giá;

- Bộ Y tế, Khoa học công nghệ có phản hồi xung quanh vần đề nhập nhèm sữa bột, sữa tươi


Cây mác-ca: Huyền thoại hay ngộ nhận?

Sự phát triển thành công mắc-ca quyết định ở tính bền vững của nó trong hệ thống cây trồng và tính cạnh tranh của nông sản này trên thị trường. Do vậy, đánh giá đúng tiềm năng cũng như lường hết sự rủi ro chính là đóng góp tốt nhất cho việc thực hiện chủ trương này của Chính phủ.

Theo quy hoạch đến năm 2020 sẽ có 200.000ha trồng mắc-ca tại Tây Nguyên và 30.000ha tại Tây Bắc. Mục tiêu này là quá cao nếu lưu ý rằng sau mấy chục năm phát triển, đến nay cả thế giới mới có 80.000ha. Mặt khác cũng chưa lý giải được thỏa đáng tại sao nơi xuất xứ và thuận lợi cho mắc-ca như Australia, Nam Phi, Mỹ, Guatemala mà họ không mở rộng diện tích nhanh chóng.

Năng suất của mắc-ca chỉ bằng khoảng 1/3 so với năng suất các loại cây trồng cho quả hạch khác; tỉ lệ nhân trong hạt cũng thấp hơn nhiều (4kg hạt tốt được 1kg nhân), tỉ lệ hao hụt, sấy khô, khấu hao, nhân công làm cho giá thành nhân khá cao. Vỏ hạt rất cứng cần đầu tư thiết bị chế biến đặc biệt. Cũng do năng suất nhân thấp, đầu tư ban đầu cao, công nghệ cao và tiêu chuẩn chất lượng rất cao nên lợi nhuận phụ thuộc rất lớn vào giá thị trường đầu - cuối chuỗi giá trị, và giá cả thì rất khó dự báo. Người quyết định sẽ là các Cty đa quốc gia về thực phẩm cao cấp, mỹ phẩm và các tác nhân nắm công nghệ cao về chế biến; người làm ra sản phẩm sơ cấp chịu nhiều rủi ro hơn.

Kiến nghị điều tra chống bán phá giá sợi Filament

Mới đây, Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương kiến nghị khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với một số mặt hàng sợi Filament NK nhằm tạo lập môi trường cạnh tranh công bằng để DN sản xuất sợi trong nước nâng cao sức cạnh tranh.

Sự việc này đặt ra một số vấn đề liên quan đến việc bảo hộ sản xuất trong điều kiện phải đảm bảo các yêu cầu của cuộc chơi hội nhập.

Ý kiến do Hiệp hội Bông Sợi có kiến nghị trên là do trong nhiều năm qua tồn tại hiện tượng bán phá giá đối với các mặt hàng sợi filament NK vào Việt Nam (với 2 mã hàng 5402.33 và 5402.47) từ các quốc gia, vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Ấn Độ, Hàn Quốc, Indonesia. Trong khi đây là các sản phẩm mà DN Việt Nam hoàn toàn có thể sản xuất, đủ đáp ứng nhu cầu trong nước, đồng thời có sản phẩm XK. Sự cạnh tranh không công bằng này đã và đang khiến các DN sản xuất sợi trong nước gặp nhiều khó khăn, thậm chí có lúc phải bán dưới giá thành sản xuất để giữ thị phần trong nước.

Hà Nội: Trời rét mưa phùn đẩy giá rau, củ tăng mạnh

Vài ngày trở lại đây, trời rét kèm theo mưa phùn khiến giá rau xanh ở Hà Nội tăng giá, nhiều loại rau tăng gấp 2 lần so với thời điểm cách đây 1 tuần.

Ghi nhận của phóng viên tại nhiều chợ đầu mối chuyên bán buôn bán lẻ các loại rau củ trên địa bàn Hà Nội như chợ Xanh, chợ Phùng Khoang, Chợ Dịch Vọng, Chợ Mai Dịch, Chợ Minh Khai, cho thấy giá các loại rau đều tăng mạnh trung bình tăng gấp rưỡi hoặc gấp 2 lần so với tuần trước.

Chẳng hạn giá rau muống lên 6.000- 7.000 đồng/mớ; rau cải 5.000 - 6.000 đồng/mớ; rau cần từ 5.000 – 6.000 đồng/mớ; súp lơ từ 12.000- 15.000 đồng/cây; cải thảo từ 12.000- 15.000 đồng/kg… các loại củ quả như cà rốt, khoai môn, khoai tây, củ cải, nấm các loại đều tăng giá.

Phế liệu sắt, thép thuế nhập khẩu 0%

Tổng cục Hải quan vừa có công văn trả lời của Công ty TNHH Canon Việt Nam về mã HS đối với phế liệu sắt, thép nhập khẩu.

Theo Tổng cục Hải quan, để phân loại mặt hàng này cần căn cứ Thông tư số 156/2011/TT-BTC, Thông tư số 164/2013/TT-BTC, Thông tư số 49/2010/TT-BTC ngày 12-4-2010 của Bộ Tài chính.

Theo đó, phế liệu và mảnh vụn của thép hợp kim bằng thép không gỉ thuộc mã số 7204.21.00, thuế suất thuế NK 0%.

Phế liệu và mảnh vụn của thép hợp kim bằng thép loại khác (trừ thép không gỉ) thuộc mã số 7204.29.00, thuế suất thuế NK 0%.

Phế liệu và mảnh vụn trừ của gang, thép hợp kim, thép tráng thiếc thuộc phân nhóm: Phế liệu và mảnh vụn loại khác. Tùy thuộc vào loại phế liệu sẽ thuộc mã số cụ thể.

Nhập nhèm sữa bột, sữa tươi

Xung quanh vấn đề nhập nhèm nhãn mác của sữa nước làm từ sữa bột với sữa tươi khiến người tiêu dùng nhầm lẫn, doanh nghiệp siêu lợi nhuận, chăn nuôi bò sữa trong nước khó khăn, các cơ quan thuộc Bộ Y tế và Bộ Khoa học Công nghệ vừa có phản hồi.

Trong công văn gửi báoTiền Phong (đồng thời báo cáo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long), bà Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) tập trung làm rõ khái niệm “sữa tiệt trùng” (sản phẩm cơ bản làm từ sữa bột, sữa cô đặc) được cho là dễ gây nhầm lẫn với sữa tươi.   

Cụ thể, bà Nga cho hay: Trong Quy chuẩn quốc gia về sữa dạng lỏng (viết tắt là QCVN, do Bộ Y tế ban hành theo Thông tư 30/2010/TT-BYT năm 2010, Cục An toàn thực phẩm tham mưu, làm cơ sở pháp lý để ghi nhãn sản phẩm) có hai khái niệm: “sữa tươi tiệt trùng” và “sữa tiệt trùng”. Trong đó, “sữa tươi tiệt trùng” chỉ sữa tươi chế biến bằng công nghệ tiệt trùng; “sữa tiệt trùng” chỉ sản phẩm cũng qua tiệt trùng, chế biến bằng cách bổ sung một lượng nước cần thiết vào sữa dạng bột, sữa cô đặc hoặc sữa tươi.

>>> [Hàng hóa nổi bật tuần 02–08/03]: Mỹ điều chỉnh thuế CBPG tôm VN xuống dưới 1%, giá điện tăng 7,5%

Hà Thắm

Hà Thắm

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên