MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hàng không thế giới biến động do xung đột

13-11-2023 - 17:41 PM | Tài chính quốc tế

Xung đột giữa Israel và Hamas, đi kèm với nhiều khu vực đang có chiến sự căng thẳng đã làm tăng thêm sự phức tạp của các chuyến bay liên lục địa.

Trung Đông là ngã tư toàn cầu về du lịch hàng không, với hàng trăm máy bay đi qua mỗi ngày trên các tuyến bay thẳng nối liền Mỹ, châu Âu và châu Á. Tuy nhiên, việc thực hiện các tuyến đường này đã trở nên khó khăn hơn khi căng thẳng gia tăng buộc các hãng hàng không phải cắt giảm các dịch vụ như một biện pháp phòng ngừa an toàn.

Hàng không thế giới biến động do xung đột - Ảnh 1.

Không phận ở Trung Đông gián đoạn ảnh hưởng tới hàng trăm chuyến bay mỗi ngày.

Điển hình, cuộc chiến giữa Israel và Hamas, Nga và Ukraine gây ra việc kéo dài thời gian cho nhiều hành trình do một số không phận rộng lớn đóng cửa.

Điển hình, khu vực tranh chấp giữa Nga và Ukraine ảnh hưởng trực tiếp tới tuyến đường Great Circle xuyên qua Siberia, một cửa ngõ phổ biến giữa châu Âu và châu Á.

Hãng hàng không El Al của Israel đã ngừng bay qua phần lớn bán đảo Ả Rập với lý do lo ngại về an toàn, phải thực hiện quãng đường vòng để tới thủ đô Bangkok (Thái Lan), khiến thời gian chuyến bay kéo dài thêm vài giờ. Thương hiệu này cũng hoãn các chuyến bay đến Ấn Độ, hủy các tuyến đến Tokyo (Nhật Bản).

Xung đột địa phương ở Trung Đông từ lâu đã khiến Yemen, Syria và Sudan trở thành vùng cấm bay đối với hầu hết hãng hàng không. Để đảm bảo an toàn, các nhà khai thác hàng không của Mỹ và Anh đang có xu hướng tránh không phận Iran, kéo dài quãng đường về phía tây, qua Iraq.

Các cuộc chiến tranh cũng tạo ra những lo ngại tiềm ẩn đối với những du khách cần bay qua các khu vực tranh chấp. ForwardKeys - một công ty phân tích du lịch - cho biết nhu cầu du lịch quốc tế trên thế giới đã giảm 5% kể từ cuộc tấn công của Hamas ngày 7/10.

Đáng chú ý, theo công ty phân tích hàng không Cirium, nếu việc đóng cửa không phận lan rộng ở Trung Đông, khoảng 300 chuyến bay hàng ngày giữa châu Âu và các điểm đến ở Nam Á và Đông Nam Á sẽ bị ảnh hưởng.

Đặc biệt, chi phí vận hành hiện đang ngày càng tăng cao khi các hãng hàng không ở châu Âu, Mỹ và Canada đang phải vật lộn với các chuyến bay vòng quanh không phận Nga bị để đến châu Á.

Đây là nguyên nhân khiến hãng bay Phần Lan Finnair phải xem xét lại chiến lược dài hạn, loại bỏ những chiếc máy bay không còn đủ tầm hoạt động. Ngoài ra, thương hiệu Air France-KLM cũng phải đặt mua máy bay phản lực A350 tầm xa hơn.

Dựa trên ước tính của Cục Hàng không Liên bang, mỗi giờ bay gia tăng sẽ khiến chi phí hoạt động máy bay thân rộng tăng thêm khoảng 9.800 USD. Vì vậy, ông John Gradek - chuyên gia về hoạt động hàng không và là giảng viên tại Đại học McGill ở Montreal - cho biết các chi phí như nhiên liệu và nhân công sẽ tăng lên đáng kể.

Theo Straitimes

Theo Trần Đình

Tiền phong

Trở lên trên