Hàng loạt cổ phiếu liên tục phá đỉnh, "game" thoái vốn ngày càng nóng
Cổ phiếu đạt đỉnh: thoái vốn chốt lãi; cổ phiếu lao dốc: bán cắt lỗ – toan tính đó nhà đầu tư nào cũng có thể nghĩ tới, nhưng đâu gọi là đỉnh, là đáy thì lại là vấn đề khó khăn hơn nhiều.
- 28-09-2016Cổ phiếu VHC liên tục phá đỉnh, Red River Holding xúc tiến thoái vốn khỏi Vĩnh Hoàn
- 26-09-2016SCIC thoái vốn, Hodeco còn lại gì?
- 25-09-2016Nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt thoái vốn tại doanh nghiệp lớn
- 23-09-2016FPT thỏa thuận 22,5 triệu cổ phiếu, Red River Holding đã hoàn tất việc thoái vốn?
- 21-09-2016SHP khớp lệnh gần 20 triệu đơn vị, Sabeco đã hoàn tất đợt thoái vốn?
Thoái vốn vẫn được xem như một Game trên thị trường chứng khoán. Thoái vốn khi cổ phiếu đạt đỉnh là điều nhiều nhà đầu tư lớn đang làm. Có nhiều người đặt câu hỏi: Nếu thoái ở đỉnh thì các cổ phiếu còn cơ hội để tăng tiếp hay không?
Những ví dụ dưới đây cho thấy, mối khi "game" thoái vốn bắt đầu, "trend" tăng giá của cổ phiếu không hề ngắn và trong quá trình tăng điểm liên tục đã hút những cổ đông mới vào.
Game thoái vốn thành công của Red River Holding khỏi FPT, VHC, EVE...
Điển hình nhất của thoái vốn năm nay có lẽ nên điểm danh quỹ ngoại Red River Holding (REDRIVER). Với lý do phải đóng quỹ vào năm 2017, quỹ này đã liên tục thực hiện thoái vốn trên rất nhiều mặt trận. Ngày 9/9 mới đây, khi cổ phiếu FPT của CTCP FPT xác lập đỉnh 46.500 đồng/cổ phiếu, Red River đã kịp bán ra 3,7 triệu cổ phiếu, thu về gần 170 tỷ đồng. Tiếp tục đà tăng trưởng của cổ phiếunày, ngày 23/9 vừa qua, FPT xuất hiện giao dịch thỏa thuận 22,5 triệu cổ phiếu ở phần lớn vùng giá trần 49.850 đồng/cổ phiếu – vùng đỉnh mới của FPT. Red River đã thoái vốn một cách ngoạn mục?
Diễn biến giá cổ phiếu FPT và VHC trong 6 tháng gần đây.
Kịch bản thoái vốn khỏi FPT đã được Red River lặp lai ở CTCP Vĩnh Hoàn (VHC) khi Red River mới bán ra 2 triệu cổ phiếu hồi đầu tháng và tiếp tục đăng ký bán nốt 7,8 triệu cổ phiếu còn lại. Cũng như FPT, thời gian gần đây cổ phiếu VHC của Vĩnh Hoàn liên tục xác lập các đỉnh mới.
Nhưng cú thoái vốn “ngoạn mục” nhất của Red River là tại CTCP Everpia Việt Nam (EVE). Sau rất nhiều mâu thuẫn, Red River và Temasia Capital Limited đã chấm dứt duyên nợ với Everpia. Cả Red River và Temasia cùng thoái vốn ở mức giá hơn mong đợi nhiều khi cổ phiếu này liên tục tăng đến mức 37.900 đồng - mức giá ngày 29/3/2016 - ngày 2 quỹ ngoại thoái vốn. Sau đó, cổ phiếu EVE còn chuỗi tăng dài lên vùng giá 58.000 đồng trước khi hạ nhiệt và điều chỉnh về mức hiện nay, xấp xỉ 26.000 đồng/cổ phiếu (giá đã điều chỉnh).
Diễn biến giá cổ phiếu EVE trong 6 tháng gần đây.
2 sàn tăng điểm, "Game thoái vốn" càng xuất hiện nhiều
Game thoái vốn không chỉ dành riêng cho Red River. Mới đây Đầu tư SCIC cũng đã lãi đậm khi dừng mua vào lượng cổ phiếu FPT đã đăng ký do diễn biến giá không phù hợp, và lập tức bán ra 1 triệu cổ phiếu có sẵn trong tay để chốt lãi.
Hay như một quỹ ngoại khác – Vietnam Azalea đã thoái toàn bộ gần 3,5 triệu cổ phiếu PNJ của CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận khi cổ phiếu này tăng mạnh 80% tính từ đầu năm 2106 đến nay. Trước đó, tháng 7/2016, Vietnam Azalea cũng đã chớp thời cơ khi PNJ lập đỉnh, đã bán bớt 3 triệu cổ phiếu. Kết quả kinh doanh của PNJ cũng đang rất lạc quan khi quý 2 doanh nghiệp này lãi ròng đến 120 tỷ đồng, lớn nhất trong vòng 6 năm qua.
Deutsche Bank cũng vừa thoái một phần vốn tại Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC) khi cổ phiếu của công ty này liên tục tăng. Chỉ trong vòng 2 tháng 8 và 9, Deutsche Bank đã bán đi 7,5 triệu cổ phiếu KBC. The CH/SE Asia Investments Holdings, Singapore PTE.LTD cũng bán ra toàn bộ 850.000 cổ phiếu KBC đang sở hữu.
Thoái vốn cắt lỗ, tái cơ cấu danh mục đầu tư
Thoái vốn khi cổ phiếu lên đỉnh để chốt lãi, nhưng cũng có những trường hợp, cổ phiếu lao dốc, bán cắt lỗ. Như trường hợp cổ phiếu SAM của Sacom. Bà Kim Anh, vợ Phó Chủ tịch HĐQT đã tính bán đi gần hết số cổ phần đang sở hữu để giải quyết nhu cầu tài chính cá nhân, nhưng chưa thực hiện được do giá cổ phiếu liên tục giảm.
Diễn biến giá cổ phiếu HKB và SAM trong 6 tháng gần đây.
Trong chuỗi thoái vốn cắt lỗ, còn phải kể đến nhóm cổ đông của Hakinvest (HKB). Cổ phiếu HKB lao dốc, mất đi 60% giá trị kể từ đầu năm, hàng loạt lãnh đạo công ty đồng loạt thoái vốn cắt lỗ. Ông Dương Ngọc Đức, Ủy viên HĐQT đã bán toàn bộ hơn 1,8 triệu cổ phiếu; vợ chồng ông Trần Minh Tuấn, ủy viên HĐQT cũng muốn bán ra toàn bộ gần 9 triệu cổ phiếu HKB nhưng không thực hiện hết do diễn biến giá thị trường. Hiện, vợ chồng ông Tuấn vẫn còn gần 8 triệu cổ phiếu HKB và đang tiếp tục đăng ký bán.
Deutsche Bank cũng vừa chấp nhận bán đi gần 9 triệu cổ phiếu SSI của Chứng khoán Sài Gòn trong tháng 9 vừa qua dù cổ phiếu SSI đã đạt đỉnh vào ngày 13/7/2016 và hiện đang ở phía bên kia của dốc xuống.
Trí Thức Trẻ