Hàng loạt cổ phiếu vừa được đưa ra khỏi diện bị cảnh báo, kiểm soát
Trong đó có rất nhiều mã cổ phiếu "hot" nhue EIB của Eximbank, như KMR của CTCP Mirae, như ITC của CTCP Đầu tư Kinh doanh Nhà...
- 29-03-2018Hàng loạt cổ phiếu vừa bị đưa vào diện bị cảnh báo, kiểm soát, thậm chí hủy niêm yết
- 01-03-2018Cổ phiếu AGF của Agifish vào diện bị kiểm soát đặc biệt
- 12-02-2018Cổ phiếu PPI có khả năng bị rơi vào diện kiểm soát
- 08-02-2018HOSE cảnh báo HAG và HNG bị hủy niêm yết bắt buộc nếu không thực hiện tốt việc công bố thông tin
- 23-01-2018HOSE cảnh báo thông tin giả mạo về việc "bù" giờ cho sự cố tạm ngừng giao dịch
Tuần trước trên cả 2 Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội có hơn chục mã chứng khoán bị rơi vào diện bị kiểm soát, cảnh báo sau khi các doanh nghiệp lần lượt công bố kết quả kinh doanh theo BCTC kiểm toán năm 2017.
Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp có kết quả kinh doanh chưa khả quan, thì cũng có rất nhiều doanh nghiệp đã khắc phục được các nguyên nhân dẫn tới tình trạng cổ phiếu bị rơi vào diện cảnh báo, kiểm soát trước đó. Điển hình như EIB của Ngân hàng Eximbank, như KMR của CTCP Mirae, như ITC, như HGM...
Sở GDCK Thành phố Hồ Chí Minh vừa quyết định đưa cổ phiếu EIB của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) ra khỏi diện cảnh báo kể từ ngày 4/4/2018 sau 2 năm bị đưa vào diện bị cảnh báo. Eximbank đã khắc phục được nguyên nhân dẫn đến tình trạng cổ phiếu bị đưa vào diện bị cảnh báo.
Trước đó đầu tháng 4/2016 Sở GDCK Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định đưa cổ phiếu EIB vào diện bị cảnh báo từ 8/4/2016 và tình trạng này tiếp tục duy trì đến nay. Nguyên nhân do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2014 đã bị điều chỉnh hồi tố từ 114 tỷ đồng xuống còn -834,5 tỷ đồng và LNST chưa phân phối tại ngày 31/12/2014 là -817 tỷ đồng, thuộc trường hợp chứng khoán bị đưa vào diện bị cảnh báo.
Kết quả kinh doanh, năm 2015 Eximbank ghi nhận lãi sau thuế gần 40 tỷ đồng; năm 2016 lãi sau thuế gần 309 tỷ đồng và năm 2017 lãi sau thuế gần 823 tỷ đồng.
Trên BCTC hợp nhất năm 2017 của Eximbank thể hiện, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến 31/12/2017 là số dương với hơn 215 tỷ đồng – công ty đã khắc phục được nguyên nhân chứng khoán bị đưa vào diện bị cảnh báo.
Gần 57 triệu cổ phiếu KMR của CTCP Mirae cũng sẽ được đưa ra khỏi diện bị cảnh báo từ 4/4/2018 do công ty đã khắc phục được nguyên nhân dẫn đến cổ phiếu bị đưa vào diện bị cảnh báo.
Cách đây nửa năm, ngày 19/10/2017 Sở GDCK Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định đưa cổ phiếu KMR vào diện bị cảnh báo từ 26/10/2017 do LNST năm 2017 giảm từ gần 7,2 tỷ đồng xuống còn -2,11 tỷ đồng (chuyển từ lãi thành lỗ) và LNST chưa phân phối đến 31/12/2106 giản từ hơn 10 tỷ đồng xuống còn chưa đến 1 tỷ đồng.
Năm 2017 Mirae báo lãi sau thuế gần 7,2 tỷ đồng, nâng tổng LNST chưa phân phối đến 31/12/2017 lên hơn 6,58 tỷ đồng.
Cổ phiếu ITC của CTCP Đầu tư Kinh doanh Nhà cũng được đưa ra khỏi diện bị cảnh báo từ 4/4/2018 do đã khắc phục được nguyên nhân dẫn đến cổ phiếu bị đưa vào diện bị cảnh báo.
Cổ phiếu ITC đã bị đưa vào diện bị cảnh báo từ 4 năm trước, ngày 7/4/2014 do LNST của cổ đông công ty mẹ năm 2013 là -297,2 tỷ đồng và LNST chưa phân phối là -239,8 tỷ đồng, thuộc trường hợp chứng khoán bị đưa vào diện bị cảnh báo. Từ đó đến nay cổ phiếu ITC luôn ở trong tình trạng duy trì diện bị cảnh báo.
Kết quả kinh doanh, năm 2014 công ty đã có lãi 7,3 tỷ đồng, đây cũng là số lãi đạt được năm 2015; Năm 2016 công ty lãi sau thuế hơn 29 tỷ đồng và năm 2017 vừa qua lãi hơn 81,7 tỷ đồng.
Như vậy nếu tính số lãi nhận về 4 năm qua từ 2014 đến 2017 thì ITC cũng chưa đủ để xóa lỗ lũy kế. Tuy nhiên, trên BCTC kiểm toán năm 2017 ghi nhận LNST chưa phân phối đến 31/12/2017 đã là số dương 79 tỷ đồng. Nguyên nhân chính giúp ITC xóa lỗ lũy kế do ĐHCĐ thường niên năm 2016 họp ngày 26/4/2016 đã thống nhất dùng hơn 225,43 tỷ đồng từ thặng dư vốn cổ phần để xử lý hết số lỗ lũy kế đến 31/12/2015.
Sau khi xóa lỗ lũy kế, thặng dư vốn cổ phần công ty tính đến 30/6/2016 – thời điểm sau khi xử lý lỗ lũy kế còn hơn 748,68 tỷ đồng.
Sở GDCK Hà Nội cũng đã quyết định đưa cổ phiếu FDT của CTCP Fiditour ra khỏi diện bị cảnh báo từ 3/4/2018 do LNST năm 2017 và LNST chưa phân phối tại ngày 31/12/2017 đã là số dương trên BCTC kiểm toán năm 2017, thuộc trường hợp chứng khoán được đưa ra khỏi diện bị cảnh báo.
Cổ phiếu HGM của CTCP Khoáng sản Hà Giang cũng vừa được đưa ra khỏi diện bị cảnh báo từ 2/4/2018 do LNST năm 2017 và LNST chưa phân phối tại ngày 31/12/2017 trên BCTC kiểm toán năm 2017 đều là số dương.
Trước đó cổ phiếu HGM bị đưa vào diện bị cảnh báo từ 24/3/2017 do LNST năm 2016 và LNST chưa phân phối đến 31/12/2016 trên BCTC kiểm toán năm 2016 của công ty là số âm, có tính đến ảnh hưởng của ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán.
Cổ phiếu V21 của CTCP Vinaconex 21 đã được đưa ra khỏi diện bị cảnh báo từ 23/3/2018 do LNST năm 2017 và LNST chưa phân phối đến 31/12/2017 trên BCTC kiểm toán năm 2017 là số dương.
HNX cũng quyết định dỡ bỏ hạn chế giao dịch đối với cổ phiếu PCN của CTCP Hóa phẩm Dầu khí DMC – Miền Bắc. Trước đó PCN bị đưa vào diện bị kiểm soát từ 23/3/2018 và chỉ được giao dịch vào phiên thứ 6 hàng tuần.
Ngay sau đó công ty đã có giải trình gửi đến sở GDCK Hà Nội cho rằng năm 2016 và 2017 doanh thu công ty giảm mạnh do nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm giảm mạnh, lượng hàng tồn kho tiêu thụ chậm nên công ty phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi dẫn đến tăng chi phí giá vốn.
Phương án khắc phục, năm 2018 công ty sẽ tiếp tục thực hiện thu gọn cơ cấu tổ chức, định biên lại lao động, tìm kiếm việc làm, tiêu thụ bớt hàng tồn kho…
Cổ phiếu HSI của CTCP Vật tư Nông nghiệp và Phân bón Hóa sinh sẽ được đưa ra khỏi diện bị hạn chế giao dịch từ ngày 4/4/2018 do công ty đã giải trình, công bố thông tun, khắc phục được nguyên nhân dẫn đến tình trạng chứng khoán bị hạn chế giao dịch theo thông báo của Sở GDCK Hà Nội ngày 19/5/2016.
Trí Thức Trẻ