Hàng loạt đối tác của ASML - hãng thiết bị chip số 1 thế giới cân nhắc đầu tư vào Việt Nam
Logo của ASML - hãng cung ứng thiết bị sản xuất chip cho TSMC, Samsung, Intel. Ảnh: Reuters
Các đối tác của ASML đang cân nhắc về việc thiết lập cơ sở sản xuất tại Việt Nam, một trong các công ty này thậm chí đã tiến hành thảo luận cao hơn với đối tác Việt Nam để xây nhà máy.
- 12-03-2023Indonesia muốn hợp tác với Việt Nam để thiết lập hệ sinh thái xe điện khu vực ASEAN
- 12-03-2023Bình Định chấp thuận nhà đầu tư dự án sản xuất gỗ gần 1.000 tỷ đồng
- 12-03-2023Quốc tế đánh giá Việt Nam là điểm sáng về phục hồi sản xuất
Reuters cho biết, lãnh đạo hơn 10 công ty công nghệ đối tác của ASML, một trong các nhà cung ứng thiết bị sản xuất bán dẫn hàng đầu thế giới cho TSMC, Samsung, Intel, sẽ đến thăm Việt Nam, Malaysia, Singapore vào tuần tới.
Theo báo cáo của đơn vị tổ chức chuyến thăm, phần lớn các doanh nghiệp tham gia vì họ đang cân nhắc mở rộng/thiết lập cơ sở sản xuất tại Việt Nam hoặc Malaysia. Các khoản đầu tư tiềm năng nằm trong chiến lược dài hơi nhằm giảm lệ thuộc vào Trung Quốc.
Chính phủ Hà Lan chưa bao giờ cấp phép cho ASML bán máy móc hiện đại nhất cho khách hàng tại Trung Quốc. Các máy in thạch bản của hãng có thể lên tới 160 triệu EUR (170 triệu USD) mỗi máy, được dùng để sản xuất vi mạch của chip máy tính.
Tuần này, Hà Lan thông báo hạn chế xuất khẩu mới, ảnh hưởng đến các công cụ sản xuất chip tiên tiến thứ hai của ASML.
Một trong các hãng sẽ "lên đường" vào tuần sau là Neways, đối tác hỗ trợ ASML phát triển các bộ phận điều khiển điện, điều khiển công suất và hệ thống dây điện cho hệ thống in thạch bản. Ngoài ra, còn có NTS – nhà cung ứng công cụ cơ khí chính xác cho ASML.
Những cái tên khác bao gồm Bestronics, AAE BV, BKB Precision, HQ Group, KMWE Group, Sempro, Sioux Technologies và VDL ETG. Trong một tuyên bố, VDL Groep cho biết, họ có các chi nhánh khác nhau tại châu Á và không có ý định rời bỏ Trung Quốc.
Một nguồn tin của Reuters tiết lộ, một trong các công ty đã tiến hành thảo luận cao hơn với đối tác Việt Nam để xây nhà máy. Một hãng khác nhiều khả năng cũng sẽ đầu tư vào Việt Nam.
Nhà đầu tư