Hàng loạt đơn hàng bị huỷ, doanh nghiệp dệt may gặp khó trong dịch Covid-19
Theo Bộ Công Thương, việc thiếu hụt nguồn nguyên liệu và đơn hàng xuất khẩu giảm mạnh do bị hoãn, hủy đơn hàng, giãn tiến độ giao hàng làm cho các doanh nghiệp trong ngành dệt may gặp nhiều khó khăn.
- 11-07-202050% số đơn hàng bị huỷ trong nửa đầu năm nay, hàng chục ngàn công nhân dệt may Việt Nam lo mất việc
- 29-06-2020Sản xuất vải đang là “nút thắt cổ chai” của ngành dệt may Việt Nam
- 23-06-2020Lao động và việc làm của ngành dệt may, da giày đang là bài toán khó giải
Dệt may và da giày là hai ngành sản xuất chịu tác động rất lớn do đại dịch Covid-19. Những thống kê vừa được Bộ Công Thương công bố tại báo cáo sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm đã chứng minh cho điều này, khi sản xuất dệt nửa đầu năm tăng 2,8%, chỉ bằng 1/3 so với cùng kỳ 2019. Sản xuất trang phục tháng 6 tăng 17,5% so với tháng 5 nhưng tính chung 6 tháng vẫn giảm gần 5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Do ảnh hưởng của dịch Covid, trong 6 tháng đầu năm, tình hình sản xuất, xuất khẩu ngành dệt may trong dịch bệnh Covid-19 cũng gặp nhiều khó khăn về thiếu hụt nguồn nguyên liệu và đơn hàng xuất khẩu giảm mạnh do bị hoãn, hủy đơn hàng, giãn tiến độ giao hàng và chậm thanh toán làm cho các doanh nghiệp trong ngành gặp nhiều khó khăn.
"Lượng đơn hàng bị hủy, hoãn đều chủ yếu tập trung trong khoảng thời gian tháng 5, tháng 6"- Bộ Công Thương nêu rõ.
Ngành dệt may gặp khó khăn do dịch Covid-19 - Ảnh: Minh Phong
Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) ước tính, ngành dệt may có thể mất tới 50% đơn đặt hàng trong tháng 5. Bên cạnh đó, sự phục hồi của nguồn cung trong bối cảnh nhu cầu giảm có thể khiến giá sản phẩm dệt may trên toàn thế giới giảm 20%.
Trước những tác động tiêu cực của dịch Covid-19, Bộ Công Thương cho biết các doanh nghiệp dệt may đã và đang chuyển đổi quy trình sản xuất, chuyển đổi sản phẩm, thúc đẩy chuyển đổi nhanh kết cấu mặt hàng truyền thống sang mặt hàng có khả năng thích ứng nhanh.
Cụ thể như, khi gặp khó đơn hàng với mặt hàng veston cao cấp, sơ mi cao cấp... thì chuyển sang đồ bảo hộ lao động, may đồ dệt kim, sơ mi truyền thống... đồng thời sản xuất khẩu trang vải, đồ bảo hộ trong nước và xuất khẩu.
Theo nhận đình của Bộ Công Thương, đến cuối quý II/2020, các thị trường xuất khẩu chính của ngành dệt may như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Âu đã nới lỏng chính sách giãn cách xã hội; nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của người dân tăng dần. Nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu xuất khẩu được hàng hóa theo các đơn hàng đã ký trước đây. Bộ Công Thương cũng nhấn mạnh, theo chu kỳ hàng năm, kim ngạch xuất khẩu dệt may sẽ tăng mạnh nhất vào những tháng cuối năm do nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm dệt may tại các dịp lễ, tết, Giáng sinh tăng cao.
Cũng giống như ngành dệt may, ngành sản xuất, xuất khẩu giày dép là ngành chịu tác động tiêu cực do tác động của dịch bệnh Covid-19. Kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại 6 tháng đầu năm cũng giảm 6,7% so với cùng kỳ năm trước.
Các doanh nghiệp sản xuất gặp khó khăn kép từ cả hai phía khi thiếu hụt nguồn nguyên liệu nhập khẩu và xuất khẩu bị gián đoạn tại các thị trường xuất khẩu chính nhất là thị trường Mỹ, châu Âu. Bộ Công Thương dự báo kim ngạch xuất khẩu giày dép trong quý III và quý IV-2020 sẽ đạt mức tăng trưởng trở lại.
Người lao động