Hàng loạt kỷ lục đáng buồn diễn ra trên toàn cầu: Thế giới sẽ ra sao?
Ảnh: Frederic J. Brown | Afp | Getty Images
Trên toàn cầu, tháng 6 là tháng nóng nhất trong vòng 174 năm từ khi Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) bắt đầu ghi chép lại số liệu.
- 16-07-2023Hai quốc gia châu Á tăng trưởng nhanh nhất thế giới, có thể trở thành hình mẫu thay thế những "cỗ máy cũ" như Trung Quốc, Hàn Quốc
- 15-07-2023Trung Quốc bê công nghệ sản xuất điện ra biển: Nửa triệu tấm pin phủ kín khu vực rộng bằng 400 sân bóng đá, đủ dùng cho 100.000 ngôi nhà
- 15-07-2023Trung Quốc 'gây choáng' khi in 3D đập thuỷ điện: Nhà máy cao 180m nhưng không cần đến sức người, hoàn thiện trong 2 năm và tạo ra gần 5 tỷ kWh điện mỗi năm
Nếu bạn cảm thấy các sự kiện thời tiết cực đoan ở mức kỷ lục đang xảy ra với tần suất thường xuyên hơn, thì đó không phải do bạn tưởng tượng mà là sự thật.
Trên toàn cầu, tháng 6 là tháng nóng nhất trong 174 năm từ khi NOAA bắt đầu ghi chép lại số liệu. Đây là tháng 6 thứ 47 liên tiếp và là tháng thứ 532 liên tiếp có nhiệt độ cao hơn so với mức trung bình của thế kỷ 20.
Lượng băng biển đo được trên toàn cầu trong tháng 6 ở mức thấp kỷ lục, đặc biệt là do lượng băng ở Nam Cực giảm. 9 cơn bão nhiệt đới (những cơn bão có sức gió trên 119 km/h) xuất hiện trong tháng 6.
Tính đến sáng ngày 14/7, 93 triệu người Mỹ được khuyến cáo mức nhiệt cực cao và cần có các biện pháp bảo vệ sức khỏe. Nhiệt độ trong ngày ở các vùng sa mạc nam California, nam Nevada và nam Arizona có thể lên tới gần 49 độ C.
Vào ngày 27/6, tổng diện tích rừng bị cháy trong một mùa của Canada đã vượt kỷ lục năm 1989, đạt đến mức 9,3 triệu ha. Thảm thực vật đang bị các đám cháy lớn nuốt chửng. Những đám khói bay sang Mỹ, khiến chất lượng không khí ở một số khu vực đạt mức tệ nhất thế giới.
Theo dữ liệu của NOAA, trong cả năm 2022, đã có 18 thảm họa thời tiết và khí hậu gây thiệt hại hàng tỷ USD, bao gồm lốc xoáy, mưa đá, hạn hán, sóng nhiệt và cháy rừng. Tính từ đầu năm 2023 đến nay, đã có 12 thảm họa gây thiệt hại tỷ USD.
Giáo sư Paul Ullrich tại Đại học California tại Davis cho biết: “Năm nay gần như chắc chắn sẽ phá mọi kỷ lục về số lượng các hiện tượng thời tiết cực đoan”. Theo quan sát của các nhà khoa học, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt kéo dài thường xuyên hơn trong mùa hè, do con người thúc đẩy sự nóng lên toàn cầu.
Thông qua phát thải khí nhà kính, nhiệt độ được giữ lại gần bề mặt đất nhiều hơn, dẫn đến nhiệt độ tăng, độ ẩm trong không khí tăng còn mặt đất khô hơn. Các nhà khoa học chắc chắn rằng tình trạng tiêu cực hiện tại là hậu quả trực tiếp từ việc làm của con người.
Hiện tượng “El Niño” xuất hiện càng như thêm dầu vào lửa, khiến nhiệt độ toàn thế giới tiếp tục tăng. Từ "El Niño" bắt nguồn từ tiếng Tây Ban Nha, có nghĩa là "cậu bé", chủ yếu chỉ nhiệt độ mặt biển ở đại dương nhiệt đới của phần phía đông và trung tâm của Thái Bình Dương liên tục không ngừng thay đổi làm cho nóng ấm một cách khác thường.
Khi hiện tượng nóng lên toàn cầu và El Niño xảy ra đồng thời, rất khó để phân biệt đâu là hiện tượng thời tiết nhất thời, đâu là xu hướng lâu dài. Nhưng điều rõ ràng là biến đổi khí hậu khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan có khả năng xảy ra cao hơn.
Việc giảm lượng khí nhà kính thải vào khí quyển bằng cách giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch sẽ giúp điều tiết các xu hướng thời tiết cực đoan. Mỗi người đều có thể đóng góp trong việc giảm phát thải khí nhà kính bằng cách thực hiện những việc nhỏ. Chẳng hạn như tắt đèn, tắt điều hòa khi không sử dụng, tránh lãng phí thực phẩm và sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Các nhà khoa học kêu gọi rằng nếu các chính phủ và mỗi người không hành động ngay bây giờ, thì các hiện tượng thời tiết cực đoan như đã thấy sẽ chỉ là phần nổi của một tảng băng chìm.
Tham khảo: CNBC
Nhịp Sống Thị Trường